Wave

Trắc nghiệm Đạo đức 3 cánh diều kì II

12 bài học trong sách Đạo Đức lớp 3 Cánh Diều đã được Giaibaitapsgk tổng hợp ngắn gọn thông qua 20 - 30 câu trắc nghiệm. Sử dụng bộ tài liệu sẽ giúp các em nhanh chóng ôn tập lại kiến thức đã học. Đặc biệt, các em có thể lựa chọn câu trả lời và đối chiếu với đáp án đúng ngay trên website của chúng tôi mà không cần chuyển trang vô cùng thuận tiện.

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 3 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thế nào là ưu điểm?

  • A. Những ưu thế của một người 
  • B. Mang tính lợi ích và đi theo hướng tích cực
  • C. Điểm tốt, điểm hay ưu điểm của phiên bản mới phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Khi tham gia giao thông tại nơi đường đang được sửa chữa, người lái xe cần phải làm gì?

  • A. Vẫn điều khiển xe chạy với tốc độ bình thường.
  • B. Tìm chỗ nào đó để lách xe đi qua càng nhanh càng tốt.
  • C. Giảm tốc độ, quan sát biển chỉ dẫn hoặc người chỉ và thực hiện theo.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 3: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao?

Tình huống: Cô giáo cần một bạn thay mặt lớp phát biểu trước toàn trường vào giờ chào cờ. Lan xung phong vì biết điểm mạnh của mình là khả năng nói trước đám đông.

  • A. Lan tích cực tham gia hoạt động 
  • B. Chủ động, nhiệt tình thực hiện phần việc của mình.
  • C. Chủ động xây dựng kế hoạch và phân công nhau thực hiện.
  • D. Người biết phát huy điểm mạnh

Câu 4: Khi bạn bị điểm kém em sẽ?

  • A. Động viên, an ủi bạn.
  • B. Phân biệt đối xử.
  • C. Đến trêu chọc bạn.
  • D. Không quan tâm đến bạn.

Câu 5: Trong Luật giao thông đường bộ khái niệm "Đường cao tốc" được hiểu như thế nào là đúng?

  • A. Là đường chỉ dành riêng cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác.
  • B. Là đường chỉ dành riêng cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và xe thô sơ, không giao cắt cùng mức với đường khác.
  • C. Là đường chỉ dành riêng cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và xe thô sơ.

Câu 6: Đạt không tự tin khi gặp người lạ. Mẹ khuyên Đạt nên tham gia câu lạc bộ để mạnh dạn hơn. Đạt từ chối không tham gia.

  • A.Đạt tích cực tham gia hoạt động 
  • B. Chủ động, nhiệt tình thực hiện phần việc của mình.
  • C. Tự ti vào bản thân và không biết khắc phục nhược điểm của mình
  • D. Người biết phát huy điểm mạnh

Câu 7: Biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ hàng xóm là?

  • A. Không quan tâm đến hàng xóm.
  • B. Nói xấu hàng xóm.
  • C. Chê bai hàng xóm.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Em sẽ xử lí như thế nào?

Tình huống: Em và Thành là bạn thân. Trường tổ chức cuộc thi hát. Thành rủ em tham gia cùng. Tuy nhiên, em nghĩ hát lại chính là điểm yếu của mình.

  • A. Em không tham gia
  • B. Đồng ý tham gia
  • C. Không nói gì cả
  • D. Nói ra khuyết điểm bản thân và tới tham dự để nghe mọi người hát

Câu 9: Hành vi nghiêm trang khi chào cờ là

  • A. Đội mũ.
  • B. Nói chuyện.
  • C. Đứng nghiêm.
  • D. Không nhìn cờ.

Câu 10:  Bạn H lấy tiền mừng tuổi của mình để ủng hộ các bạn nhỏ vùng sâu, vùng xa. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?

  • A. Học tập tốt, lao động tốt.
  • B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
  • C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
  • D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Câu 11: Giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ….?

  • A. lợi ích của mình.
  • B. lợi ích của xã hội.
  • C. lợi ích công cộng.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 12: Bạn M cùng các bạn trong lớp vẽ tranh chào mừng ngày 20/11 để tặng cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?

  • A. Học tập tốt, lao động tốt.
  • B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
  • C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
  • D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Câu 13: Câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Lịch sự với mọi người.
  • B. Khinh thường người khác.
  • C. Hòa đồng với mọi người.
  • D. Trung thực với mọi người.

Câu 14: Trong giờ ra chơi, Bạn D thường đi mua quà ăn vặt để ăn và vứt rác trong ngăn bàn. Việc làm đó đã làm trái với điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?

  • A. Học tập tốt, lao động tốt.
  • B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
  • C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
  • D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Câu 15: Phương tiện giao thông đường bộ gồm các phương tiện nào?

  • A. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
  • B. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
  • C. Cả hai ý trên

Câu 16: Trên đường đi học về, H được 1.000.000đ và mang số tiền đó đến nhờ chú công an trả lại cho người mất. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?

  • A. Học tập tốt, lao động tốt.
  • B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
  • C. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
  • D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Câu 17: Em rủ Minh tham gia Liên hoan văn nghệ thiếu nhi “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”. Minh từ chối vì cho rằng, đó không phải là việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu Tổ quốc. Trong trường hợp này, em sẽ làm gì?

  • A. Không tham gia Liên hoan văn nghệ thiếu nhi “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” nữa vì cảm thấy Minh nói đúng.
  • B. Khuyên Minh nên tham gia vì sẽ được biểu diễn và xem nhiều tiết mục văn nghệ hay, thú vị; là một cách học tập và thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước.
  • C. Khuyên Minh nên tham gia vì tham gia là một cách thể hiện sự quý trọng thành quả lao động, tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc.
  • D. Không tham gia nữa vì cảm thấy Minh nói đúng.

Câu 18: Câu văn nào thể hiện bất hòa với bạn bè?

  • A. Hai bạn cùng nhau vẽ tranh
  • B. Nhận lỗi cho nhau
  • C. Không cùng quan điểm
  • D. Trao đổi bài tập và hỗ trợ nhau

Câu 19: Nêu những quy tắc an toàn giao thông em đã thực hiện khi đi bộ

  • A. Đi trên vỉa hè, nếu không có vỉa hè thì đi sát bên phải đường.
  • B. Không làm việc riêng mất tập trung khi đang đi trên đường.
  • C. Không chạy nhảy cười đùa quá đà khi đi bộ trên đường. 
  • D. Cả A, B, C đêu đúng.

Câu 20: Đối với các hành vi phá hoại công trình công cộng chúng ta cần phải?

  • A. tuyên dương.
  • B. khen thưởng.
  • C. noi gương.
  • D. phê bình.

Câu 21: Câu ca dao nào thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?

  • A. Đói cho sạch, rách cho thơm.
  • B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • C. Láng giềng hàng xóm thân quen/ Nhớ câu tắt lửa tối đèn có nhau.
  • D. Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Câu 22: Khi bất hòa có nên nhận lỗi trước bạn bè không?

  • A. Có
  • B. Không
  • C. Xem xét lại bản thân và lỗi của mình
  • D. A và C đúng

Câu 23: Khái niệm "Phần đường xe chạy" được hiểu như thế nào là đúng?

  • A. Là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại.
  • B. Là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, dải đất dọc hai bên đường để đảm bảo an toàn giao thông.
  • C. Cả hai ý trên.

Câu 24: Bạn H lấy tiền mừng tuổi của mình để ủng hộ các bạn nhỏ vùng sâu, vùng xa. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?

  •  A. Học tập tốt, lao động tốt.
  •  B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
  •  C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
  •  D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Câu 25: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Hứa để mọi người vui, còn thực hiện hay không là chuyện khác.
  • B. Giữ lời hứa là thể hiện sự tự ti và không tôn trọng người khác.
  • C. Chỉ cần giữ lời hứa với bạn bè, những người từng giúp mình.
  • D. Việc gì mà không thực hiện được thì không nên hứa.

Câu 26: Đâu là cách xử lí bất hóa?

  • A. Thấy bạn cãi nhau hùa vào nói.
  • B. Đi kể xấu bạn tăng thêm sự bất hòa
  • C. Khuyên nhủ bảo ban các bạn
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 27: Em và các bạn hàng xóm đang chơi đùa thì thấy em bé hàng xóm bị ngã. Em sẽ làm gì?

  • A. Chạy lại đỡ em bé hàng xóm, dỗ dành em bé và rủ em lại chơi cùng với nhóm bạn của mình.
  • B. Cười đùa, chỉ trỏ khi thấy em bé hàng xóm bị ngã.
  • C. Không quan tâm đến em bé hàng xóm, tiếp tục chơi với các bạn.
  • D. Cùng đám bạn chạy ra trêu chọc em bé hàng xóm.

Câu 28: Bạn Lan say sưa kể một câu chyện mà thực ra em đã biết rồi. Em sẽ:

  • A. Nói với bạn: “Giờ cậu mới biết à? Tớ nghe câu chuyện này lâu rồi.
  • B. Cắt ngang lời bạn và nói sang chuyện khác.
  • C. Vờ như được nghe lần đầu và tiếp tục lắng nghe bạn kể chuyện

Câu 29: H thấy bài toán khó không làm được nên nhờ M làm hộ. Việc làm đó thể hiện?

  • A. H không tự làm lấy việc của mình.
  • B. H tự làm lấy việc của mình.
  • C. H là người chăm chỉ.
  • D. H là người tiết kiệm.

Câu 30: Bạn Lan say sưa kể một câu chyện mà thực ra em đã biết rồi. Em sẽ:

  • A. Nói với bạn: “Giờ cậu mới biết à? Tớ nghe câu chuyện này lâu rồi.
  • B. Cắt ngang lời bạn và nói sang chuyện khác.
  • C. Vờ như được nghe lần đầu và tiếp tục lắng nghe bạn kể chuyện

Câu 31: Giờ trả bài kiểm tra, em đang rất vui vì nhận được điểm mười và lời khen ngợi của cô giáo thì Hồng bảo rằng bạn đang buồn vì bị điểm kém. Em sẽ:

  • A. Không nhắc đến chuyện mình được điểm cao, cố an ủi động viên bạn.
  • B. Nói với bạn: “Vậy à? Tớ thì được điểm rất cao đấy!”.
  • C. Lắng nghe bạn nhưng trong lòng vẫn nhớ tới niềm vui của mình.

Câu 32: Tìm phát biểu đúng trong những phát biểu dưới đây?

  • A. Xe moto, xe gắn máy chỉ được chở thêm tối đa 1 người trong tất cả trường hợp.
  • B. Đến ngã tư, khi gặp đèn đỏ mọi phương tiện giao thông phải dừng lại, không có ngoại lệ.
  • C. Mọi hành vi điều khiển phương tiện đi ngược chiều được coi là vi phạm luật giao thông.
  • D. Quy tắc giao thông là thống nhất nhưng luật vẫn quy định một số trường hợp ngoại lệ và một số xe được quyền ưu tiên.

Câu 33: Đâu là hành vi vi phạm giao thông?

  • A. Sang đường khi đèn chuyển sang màu xanh
  • B. Đi bộ dưới lòng đường
  • C. Mặc áo phao khi đi thuyền
  • D. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

Câu 34: An là một học sinh chăm học và có kết quả học tập luôn đứng đầu lớp. Bình bảo An “Cậu học giỏi nhất lớp rồi thì không phải học hỏi ai nữa!”. Nếu em là An, em sẽ nói gì với Bình?

  • A. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ đọc sách để có kết quả học tập tốt.
  • B. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ học tập tốt để không phải học hỏi từ ai nữa.
  • C. Nói với Bình rằng điều gì chưa hiểu, bạn phải mạnh dạn hỏi cô, không nên giấu dốt.
  • D. Nói với Bình rằng chúng ta nên học hỏi từ bất kì ai, miễn là ở họ có những điều hay đáng để học hỏi.

Câu 35: Đâu không  hành vi vi phạm giao thông?

  • A. Sang đường khi đèn đỏ
  • B. Sang đường khi đèn vàng
  • C. Sang đường khi đèn xanh
  • D. Sang đường lúc nào cũng được.

Câu 36: Nêu những quy tắc an toàn giao thông em đã thực hiện khi đi bộ

  • A. Đi trên vỉa hè, nếu không có vỉa hè thì đi sát bên phải đường.
  • B. Không làm việc riêng mất tập trung khi đang đi trên đường.
  • C. Không chạy nhảy cười đùa quá đà khi đi bộ trên đường. 
  • D. Cả A, B, C đêu đúng.

Câu 37:Có mấy loại dải phân cách?

  • A. Loại cố định;
  • B. Loại di động;
  • C. Cả hai loại trên.

Câu 38: Chị hàng xóm rủ Na đi xuồng đến chợ nổi. Na nhắc chị đưa áo phao để mặc nhưng chị bảo: “không cần đâu em, chợ gần nhà mà!’’. Nếu là Na, em sẽ làm gì?

  • A. khuyên chị hàng xóm là: dù gần nhà hay không gần nhà nhưng nếu đã đi xuồng thì chúng ta vẫn phải vẫn phải mặc áo phao để nếu bị rơi xuống nước thì chúng ta cũng không bị chết đuối, bảo vệ mạng sống của bản thân mình.
  • B. làm giống lời chị hàng xóm nói.
  • C. bảo mọi người không cần mặc.
  • D. chị hàng xóm nói đúng.

Câu 39: “Người tham gia giao thông đường bộ” gồm những thành phần nào?

  • A. Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
  • B. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật;
  • C. Người đi bộ trên đường bộ;
  • D. Cả ba thành phần nêu trên.

Câu 40: Khái niệm "đường bộ" được hiểu như thế nào là đúng?

  • A. "Đường bộ" gồm: Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ.
  • B. "Đường bộ" gồm: Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
  • C. "Đường bộ" gồm: Đường xe chạy, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

Xem thêm đề thi Đạo Đức lớp 3 chương trình Chân Trời Sáng Tạo năm học 2022 - 2023 đã được Giaibaitapsgk tổng hợp. Đây sẽ là tài liệu "test" khả năng làm bài, củng cố kiến thức hiệu quả trước mỗi kì thi.

Những kiến thức trọng tâm trong SGK đều được chúng tôi gói gọn trong bộ đề trắc nghiệm Đạo Đức lớp 3 Cánh Diều. Hy vọng những tài liệu mà Giaibaitapsgk tổng hợp và chia sẻ sẽ giúp các em giảm tải áp lực học tập, củng cố kiến thức hiệu quả và giành được điểm số cao trong những kì thi sắp tới.