Wave

Trắc nghiệm hóa học 12 bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại (P1)

Kiến thức nằm trong 45 bài thuộc bộ sách Hoá học lớp 12 đã được chúng tôi tổng hợp kiến thức thành các dạng câu hỏi trắc nghiệm Hoá 12. Mỗi câu hỏi, mỗi vấn đề đều có hướng dẫn giải chi tiết, ngắn gọn nên các em có thể tra cứu bất cứ lúc nào. Trong đó có đầy đủ những phần chính của bài học gồm: Mở đầu, Khái niệm, Bài tập kèm hướng dẫn giải. Do đó, tham khảo tài liệu của chúng tôi các em có thể dễ dàng học hỏi và ôn tập bộ môn Hoá học lớp 12

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hòa tan 3g hợp kim Cu-Ag trong dung dịch $HNO_{3}$ tạo ra được 7,34g hỗn hợp hai muối $Cu(NO_{3})_{2}$ và $AgNO_{3}$ . Phần trăm Cu-Ag trong hợp kim lần lượt là:

  • A. 64% và 36%
  • B. 34% và 66%

  • C. 36% và 64%

  • D. 66% và 34%  

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  • A. Kim loại xesi được dùng để làm tế bào quang điện
  • B. Kim loại crom được dùng để làm dao cát kính.
  • C. Kim loai bạc dược dùng để làm dây dẫn điện trong gia đình
  • D. Kim loại chì được dùng để chế tạo điện cực trong acquy.

Câu 3: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất dưới dây để khử độc thủy ngân?

  • A. Bột sắt

  • B. Bột lưu huỳnh
  • C. Bột than

  • D. Nước

Câu 4: Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim, là những tính chất vật lý chung của kim loại được gây ra bởi

  • A. các electron tự do trong mạng tinh thể và khối lượng nguyên tử kim loại.

  • B. các ion dương kim loại trong mạng tinh thể.

  • C. sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.
  • D. các ion dương kimloại trong mạng tinh thể và khối lượng nguyên tử kim loại.

Câu 5: Một học sinh tiến hành thí nghiệm : Nhúng một thanh đồng vào dung dịch $AgNO_{3}$, sau một lúc nhúng tiếp một thanh sắt vào dung dịch này đến phản ứng hoàn toàn. Sau khi thí nghiệm kết thúc, học sinh đó rút ra các kết luận sau :

(I) Dung dịch thu được sau phản ứng có màu xanh nhạt.

(II) Khối lượng thanh đồng bị giảm sau phản ứng.

(III) Khối lượng thanh sắt tăng lên sau phản ứng.

Kết luận không đúng là

  • A. (I).    
  • B. (II).    
  • C. (III).    
  • D. (I) (II) và (III)

Câu 6: Hòa tan 10g hỗn hợp hai thanh kim loại trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 2,24 lít khí $H_{2}$ (đktc). Cô cạn dụng dịch sau phản ứng thu được m gam muôi khan. Giá trị của m là:

  • A. 1,71g

  • B. 17,1g
  • C. 3,42g

  • D. 34,2g

Câu 7: Cho một lượng Fe( dư) vào dung dịch $HNO_{3}$ loãng thu được dung dịch X ( giả thiết chỉ xảy ra quá trình khử $N^{+5} \rightarrow N^{+2}$) sau đó thêm tiếp một lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch X, lọc tách kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi. Hỏi có bao nhiêu phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên?

  • A. 4
  • B. 5

  • C. 6

  • D. 7

Câu 8: Cho m gam hỗn hợp bột Fe và Cu vào dung dịch $AgNO_{3}$ dư. Khuấy kĩ cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 35,64 gam kim loại. Mặt khác cũng cho m gam hỗn hợp trộn vào dung dịch $CuSO_{4}$ dư, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được m + 0,72 gam kim loại. Giá trị của m là

  • A. 9,84.    
  • B. 8,34.    
  • C. 5,79.    
  • D. 6,96

Câu 9: Có các phản ứng như sau :

1.$Fe + 2H+ → Fe^{2+} + H_{2}$

2. $Fe + Cl_{2} → FeCl_{2}$

3. $AgNO_{3} + Fe(NO_{3})_{2} → Fe(NO_{3})_{3} + Ag$

4. $Ca + FeCl_{2}$ dung dịch → $CaCl_{2} + Fe$

5. $Zn + 2FeCl_{3} → ZnCl_{2} + 2FeCl_{2}$

6. $3Fe dư + 8HNO_{3}$ loãng →$3Fe(NO_{3})_{2} + 2NO + 4H_{2}O$

Trong các phản ứng trên, số phản ứng viết không đúng là

  • A. 1    
  • B. 2.    
  • C. 3.    
  • D. 4.

Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng của kim loại M với HNO3 như sau :

$M + HNO_{3} → M(NO_{3})_{n} + N_{x}O_{y} + H_{2}O$

Sau khí cân bằng PTHH, hệ số tối giản của $HNO_{3}$ là

  • A. (3x - 2y)n.    
  • B. (3x - y)n.    
  • C. (2x - 5y)n.    
  • D. (6x - 2y)n.

Câu 11: Cho 4 ion $Al^{3+}, Zn^{2+}, Cu^{2+}, Pt^{2+}$. Ion nào có tính oxi hóa mạnh hơn $Pb^{2+}$?

  • A. Chỉ có $Cu^{2+}, Pt^{2+}$.
  • B. Chỉ có $Cu^{2+}$

  • C. Chỉ có $Al^{3+}$

  • D. Chỉ có $Al^{3+}, Zn^{2+}$

Câu 12: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG: Phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử sẽ xảy ra theo chiều

  •  A. chất oxi hóa sẽ oxi hóa chất khử, sinh ra chất oxi hóa mới và chất khử mới.

  •  B. chất oxi hóa yếu nhất sẽ oxi hóa chất khử mạnh nhất, sinh ra chất oxi hóa mạnh và chất khử yếu hơn.

  •  C. chất oxi hóa mạnh nhất sẽ oxi hóa chất khử yếu nhất, sinh ra chất oxi hóa yếu và chất khử mạnh hơn.

  •  D. chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn

Câu 13: Cho các phản ứng sau :

a) $Cu^{2+} + Fe → Cu + Fe^{2+}$

b) $Cu + 2Fe^{3+} → Cu^{2+} + 2Fe^{2+}$

c) $Fe^{2+} + Mg → Fe + Mg^{2+}$

Nhận xét nào dưới đây là đúng ?

  • A. Tính khử : Mg > Fe > $Fe^{2+}$ > Cu.
  • B. Tính khử: Mg > $Fe^{2+}$ > Cu > Fe.
  • C. Tính oxi hoá: $Cu^{2+} >Fe^{3+} > Fe^{2+} > Mg^{2+}$
  • D. Tính oxi hoá : $Fe^{3+} > Cu^{2+} > Fe^{2+}> Mg^{2+}$

Câu 14: Trong các kim loại sau: Cu, Fe, Pb, Al, Ag người ta thường dùng kim loại nào để làm vật liệu dẫn điện hay dẫn nhiệt?

  • A. Chỉ có Cu

  • B. Chỉ có Cu, Al
  • C. Chỉ có Fe, Pb

  • D. Chỉ có Al

Câu 15: Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm sắt và một kim loại M có hoá trị không đổi.

Chia X thành 2 phần bằng nhau:

Phần (1) : tác dụng với dung dịch HCl dư tạo ra 2,128 lít khí (đktc)

Phần (2) : tác dụng với dung dịch $HNO_{3}$ dư tạo ra 1,792 lít (đktc) NO (sản phẩm khử duy nhất của $N^{+5})$.

Phần trăm khối lượng của M trong X là

  • A 22,44%.    
  • B. 55,33%.    
  • C. 24,47%.    
  • D.11,17%.

Câu 16:Cho các phản ứng xảy ra sau đây:

(1) $AgNO_{3} + Fe(NO_{3})_{2} → Fe(NO_{3})_{3} + Ag↓$

(2) $Mn + 2HCl → MnCl_{2} + H_{2}↑$

Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần ính oxi hóa là:

  • A. $Ag^{+}, Mn^{2+}, H^{+}, Fe^{3+}$

  • B. $Mn^{2+}, H^{+}, Ag^{+}, Fe^{ 3+}$

  • C. $Mn^{2+}, H^{+}, Fe^{3+}, Ag^{+}$
  • D. $Ag^{+}, Fe^{3+}, H^{+}, Mn^{2+}$

Câu 17: Tính chất hóa học chung của kim loại là

  •  A. tính khử, dễ bị oxi hóa.
  • B. tính oxi hóa, dễ bị khử.

  • C. vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.

  • D. tính axit-bazơ.

Câu 18: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl loãng

(2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch $FeCl_{3}$.

(3) Nhúng thanh Fe vào dung dịch $CuCl_{2}$.

(4) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn một ít $CuCl_{2}$.

(5) Nhúng thanh Fe vào dung dịch $ZnCl_{2}$.

(6) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn một ít $MgCl_{2}$.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là.

  • A. 5   

  • B. 4   

  • C. 3   

  • D. 2

Câu 19: Kết luận nào sau đây là sai ?

  • A. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.
  • B. Kim loại dẻo nhất là natri.
  • C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc
  • D. Kim loại nhẹ nhất là liti.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng về so sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt :

  • A. Nhôm và sắt đều bị thụ động trong dung dịch $H_{2}SO_{4}$ đặc nguội

  • B. Nhôm có tính khử mạnh hơn sắt

  • C. Nhôm và sắt tác dụng với khí Clo dư theo cùng tỉ lệ mol

  • D. Nhôm và sắt đều bền trong không khí ẩm và nước

Đừng quên tham khảo thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá 12 mà Giaibaitapsgk.net đã tổng hợp. Dựa vào đó các bạn học sinh có thể ôn luyện kiến thức bộ môn Hoá 12 theo từng bài. Từ đó có thể giải bài tập trắc nghiệm Hoá học lớp 12 một cách dễ dàng và chính xác nhất.

Với giáo án, bài giải SGK Hoá học lớp 12 của Giaibaitapsgk tin rằng các em học sinh có thể dễ dàng hoàn thành chương trình học và giành được số điểm cao như mong muốn. Đừng quên them khảo thêm bài tập trắc nghiệm Hoá 12 của chúng tôi.