Trắc nghiệm hoá 12 chương 5: Đại cương về kim loại (P1)
Kiến thức nằm trong 45 bài thuộc bộ sách Hoá học lớp 12 đã được chúng tôi tổng hợp kiến thức thành các dạng câu hỏi trắc nghiệm Hoá 12. Mỗi câu hỏi, mỗi vấn đề đều có hướng dẫn giải chi tiết, ngắn gọn nên các em có thể tra cứu bất cứ lúc nào. Trong đó có đầy đủ những phần chính của bài học gồm: Mở đầu, Khái niệm, Bài tập kèm hướng dẫn giải. Do đó, tham khảo tài liệu của chúng tôi các em có thể dễ dàng học hỏi và ôn tập bộ môn Hoá học lớp 12
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 12 chương 5: Đại cương về kim loại (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đốt cháy 6,48 gam bột Al trong oxi, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan toàn bộ X trong dung dịch HCl 7,3% vừa đủ thu được a mol khí $H_{2}$ và dung dịch Y có nồng độ là 8,683%. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của a là:
- A. 0,24
- B. 0,15
- C. 0,12
D. 0,18
Câu 2: Nhúng một thanh kẽm nặng m gam vào dung dịch $CuBr_{2}$. Sau một thời gian, lấy thanh kẽm ra, rửa nhẹ sấy khô, cân lại thấy khối lượng thanh giảm 0,28g, còn lại 7,8g kẽm và dung dịch phai màu. Giá trị của m là
- A. 13,0
B. 26,0
- C. 51,2
- D. 18,2
Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 4,68g hỗn hợp muối cacbona của hai kim loại X và Y kế tếp nhau trong nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được 1,12 lít $CO_{2}$ ở đktc. Kim loại X và Y là
- A. Be và Mg
B. Mg và Ca
- C. Ca và Sr
- D. Sr và Be
Câu 4: Cho 16 gam hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 gam khí $H_{2}$ bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
- A. 33,75 gam.
- B. 1,5 gam.
- C. 87 gam.
D. 51,5 gam
Câu 5: Cho hỗn hợp gồm 3 kim loại A, B, C có khối lượng 2,17g tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 1,68 lít khí $H_{2}$ (đktc). Khối lượng muối clorua trong dung dịch sau phản ứng là
A. 7,495 g
- B. 7,945 g
- C. 4,833 g
- D. 7,459 g
Câu 6: Cho 7,28 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 2,912 lít $H_{2}$ ở đktc. M là kim loại nào dưới đây?
- A. Zn
- B. Mg
C. Fe
- D. Al
Câu 7: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch $H_{2}SO_{4}$ 10%, thu được 2,24 lít khí $H_{2}$ (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là :
- A. 101,68 gam
- B. 88,20 gam
C. 101,48 gam
- D. 97,80 gam
Câu 8: Hòa tan hết m gam kim loại M cần dùng 136 gam dung dịch $HNO_{3}$ 31,5%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 0,12 mol khí NO duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được (2,5m + 8,49) gam muối khan. Kim loại M là
- A. Mg
- B. Cu
- C. Ca
D. Zn
Câu 9: Cho 3,45 gam một kim loại tác dụng với $H_{2}O$ sinh ra 1,68 lít khí $H_{2}$ (đktc). Kim loại đó có thể là kim loại nào trong số các kim loại sau:
- A. Li
B. Na
- C. K
- D. Rb
Câu 10: Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và $H_{2}SO_{4}$ 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí $H_{2}$ (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là:
A. 38,93 gam
- B. 103,85 gam
- C. 25,95 gam
- D. 77,86 gam
Câu 11: Hoà tan hết hỗn hợp gồm m gam Cu và 4,64 gam $Fe_{3}O_{4}$ vào dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng, dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 100ml dung dịch $KMnO_{4}$ 0,1M. Giá trị của m là:
- A. 1,24
- B. 0,64
C. 0,96
- D. 3,20
Câu 12: Cho 2,52g một kim loại tác dụng với dd $H_{2}SO_{4}$ loãng tạo ra 6,84g muối sunfat. Kim loại đó là:
- A. Mg
B. Fe
- C. Cr
- D. Mn
Câu 13: Cho 14,5g hỗn hợp Mg, Fe tác dụng dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng, dư, thoát ra 6,72 lít khí $H_{2}$ (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m (g) muối khan. Giá trị của m là
- A. 34,3
B. 43,3
- C. 33,4
- D. 33,8
Câu 14: Cho 12,45 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 6,72 lít $H_{2}$ (đktc). Tính khối lượng muối tạo thành?
- A. 33 gam
B. 33,75 gam
- C. 34 gam
- D. 33,50 gam
Câu 15: Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch $HNO_{3}$ thì thấy thoát ra 11,2 lít khí (ở đktc) hỗn hợp khí A gồm 3 khí $N_{2}$, NO, $N_{2}O$ có tỉ lệ số mol tương ứng là 2:1:2. Giá trị m là
- A. 2,7
- B. 16,8
- C. 3,51
D. 35,1
Câu 16: Nhúng một lá sắt nặng 8,0 gam vào 500ml dung dịch $CuSO_{4}$ 2M. Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 8,8g. Xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nống độ mol/lít của $CuSO_{4}$ trong dung dịch sau phản ứng là
- A. 1M
B. 1,8M
- C. 1,725M
- D. 1,25M
Câu 17: Nhúng thanh đồng vào dung dịch chứa 0,02 mol $Fe(NO_{3})_{3}$. Khi $Fe(NO_{3})_{3}$ phản ứng hết thì khối lượng thanh đồng
- A. không đổi
- B. tăng 0,64g
C. giảm 0,64g
- D. giảm 1,2g
Câu 18: Cho 2,97 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm $Cl_{2}$ và $O_{2}$ chỉ thu được m gam hỗn hợp oxit và muối clorua. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
- A. 8,5
- B. 10,2
C. 9,7
- D. 5,8
Câu 19: Cho 11,3 gam hỗn hợp A gồm Mg, Zn tan hết trong 600ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thì thu được dung dịch D. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch D để lượng kêt tủa lớn nhất. Lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, được m(gam) chất rắn khan. Giá trị m là:
- A. 18,4
- B. 27,6
- C. 23,2
D. 16,1
Câu 20: Cho hỗn hợp Cu và Fe hòa tan vào dung dịch $H_{2}SO_{4}$ đặc nóng tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X và một phần Cu không tan. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Thành phần của kết tủa Y gồm
A. $Fe(OH)_{2}$
- B. $Fe(OH)_{2} , Cu(OH)_{2}$
- C. $Fe(OH)_{3} , Cu(OH)_{2}$
- D. $Fe(OH)_{3}$
Đừng quên tham khảo thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá 12 mà Giaibaitapsgk.net đã tổng hợp. Dựa vào đó các bạn học sinh có thể ôn luyện kiến thức bộ môn Hoá 12 theo từng bài. Từ đó có thể giải bài tập trắc nghiệm Hoá học lớp 12 một cách dễ dàng và chính xác nhất.
Với giáo án, bài giải SGK Hoá học lớp 12 của Giaibaitapsgk tin rằng các em học sinh có thể dễ dàng hoàn thành chương trình học và giành được số điểm cao như mong muốn. Đừng quên them khảo thêm bài tập trắc nghiệm Hoá 12 của chúng tôi.