Soạn ngữ văn 11 kết nối Bài 4 Nàng Ờm nhắn nhủ ( trích Nàng Ờm, chàng Bồng Hương - truyện thơ dân tộc Mường)
Soạn văn bài 4 Nàng Ờm nhắn nhủ ( trích Nàng Ờm, chàng Bồng Hương - truyện thơ dân tộc Mường) sách ngữ văn 11 tập 1 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
Câu hỏi 1. Tóm tắt nội dung văn bản
Bài tham khảo 1:
Nàng Ờm và chàng Bồng Hương đã để lại vùng núi Làn Ai một dấu ấn sâu sắc trong văn hóa dân gian đồng thời được người Mường đón nhận và còn lưu truyền câu chuyện tình cảm động của đôi trai gái còn chưa nên vợ nên chồng cho con cháu đời sau. Lí lịch của Nàng Ờm đã được giới thiệu rất cụ thể từ ngay đầu bài thơ. Câu chuyện tình dường như được chính nàng Ờm hiện về để kể lại cho mọi người nghe về chuyện tình yêu của chính mình để họ có thể “Rút ra bài học” và “ Không phải chịu số phận bất hạnh” như nàng Ờm và chàng Bồng Hương. Sợ khuân phép của gia đình vậy nên hai người phải lén lút yêu nhau. Vì nhà chàng Bồng Hương nghèo nên bố mẹ nàng Ờm ra sức cấm đoán, ngăn cản, dùng nhiều biện pháp để ngăn cản và chia rẽ tình yêu của hai người. Dù chẳng được gia đình chấp nhập nhưng nàng Ờm vẫn một lòng dành cho chàng Bồng Hương. Không lây sau, nàng Ờm đã cùng chàng Bồng Hương bỏ trốn lên ở núi Làn Ai. Từ khi lên núi Làn Ai, Bồng Hương rất chu đáo, chàng chăm sóc Ờm rất chu đáo và tận tình. Nhưng khi ngỏ ý muốn cùng Ờm chốn đến mường kháv, nàng Ờm đã từ chối chàng. Không lâu sau, nàng Ờm đã ăn lá ngón mà tự vẫn, đau buồn trước cái chết của người mình thương, chàng Bồng Hương cũng đã hái lá ngón mà ăn. Vậy là ở chốn mường Ma, hai người họ đã cùng nhau hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Tương truyền vào mỗi đếm trăng sáng, người ta lại thấy nàng Ờm hiện về, nàng kể cho họ về câu chuyện tình cảm động của mình.
Bài tham khảo 2:
Tương truyền rằng Ờm sinh ra trong một gia đình giàu giàu có, cha là người lắm quyền thế, mẹ là người nghiêm khắc. Từ bé, nàng và em gái đã lớn lên trong khuôn phép chặt chẽ của gia đình. Còn chàng Bồng Hương thì ngược lại hoàn toàn, nhà chàng nghèo, chẳng có điều kiện. Tuy gia thế là vậy nhưng hai người con người và hai trái tim chân thành, họ yêu nhau và đến với nhau bằng sự chân thật, chỉ mong sao có được hạnh phúc đơn giản, trọn vẹn. Bị bố mẹ ngăn cản cấm đoán, Ờm đã cùng chàng Bồng Hương chạy lên núi Làn Ai ở. Chàng Bồng Hương rất chu đáo, tận tình chăm sóc, và ngỏ lời muốn cùng Ờm chạy đến mường khác sinh sống. Nhưng sợ dân làng dèm pha, nên nàng Ờm đã ăn lá ngón để “giữ trọn lời thề về bên ma”. Quá xót xa trước sự mất mát ấy, ngay sau đó Bồng Hương cũng đã ăn lá ngón để tự vẫn. Trên cõi trần gian tàn nhẫn và hà khác quá, tình cảm của họ không được chấp nhận bởi vậy mà hai người đã cùng với nhau về chốn mường Ma cùng xây tổ ấm, hưởng một hạnh phúc thật trọn vẹn. Và mỗi đêm trăng sáng, nàng Ờm lại hiện về nơi đây để mà kể cho đời sau nghe về câu chuyện tình cũng như cuộc sống hạnh phúc của hai người khi đã không còn vướng bận chuyện trần thế.
Bài tham khảo 3:
Nội dung văn bản nói về cảnh đầm ấm, hạnh phúc, sum vầy của nàng Ờm và chàng Bồng Hương nơi thế giới bên kia. Họ có được mái ấm cho riêng mình, hạnh phúc biết bao. Nàng đang kể lại câu chuyện của mình và chàng Bồng Hương cho dân làng với hy vọng họ đừng ngăn cấm đôi lứa yêu nhau, khiến họ phải xa cách.
Câu hỏi 2. Xác định người kể chuyện trong văn bản và ý nghĩa của việc triển khai câu chuyện theo lời kể của nhân vật này.
- Người kể chuyện: nàng Ờm – nhân vật trong chính câu chuyện của mình
- Ý nghĩa của việc triển khai câu chuyện theo lời kể của nhân vật: dựa trên lời kể của chính nhân vật trong truyện, các tình tiết, diễn biến được kể theo lối sinh động, hấp dẫn hơn, giúp người đọc hiểu được tường tận câu chuyện hơn và thông điệp mà nhân vật muốn gửi gắm cũng trở lên rõ ràng hơn.
Câu hỏi 3. Tìm hiểu khát vọng tình yêu tự do, ước mong hạnh phúc và cách ứng xử nhân văn của người từng chịu cuộc đời đau khổ được thể hiện qua văn bản.
Chàng Bồng Hương và nàng Ờm đã quen biết nhau từ nhỏ. Từ năm Ờm mười lăm tuổi chàng Bồng Hương đã để ý tới nàng, và cho đến khi nàng Ờm đủ mười chín, chàng Bồng Hương đã ngỏ lời, bày tỏ lòng mình với nàng. Hai người yêu nhau, đến với nhau bằng tình cảm chân thành, chỉ mong sao có hạnh phúc đơn giản và trọn vẹn. Vì sợ khuân phép của gia đình mà nàng Ờm và chàng Bồng Hương phải yêu nhau lén lút. Bởi Bố mẹ nàng Ờm chê nhà chằng Bồng Hương nghèo, họ ra sức cấm đoán, ngăn cản, thậm chí dùng tới đòn roi và sử dụng nhiều biện pháp khắc để ngăn cản, chia rẽ tình yêu của hai người. Nhưng cho dù vậy, nàng Ờm vẫn một lòng dành trọn trái tim mình cho chàng Bồng Hương. Một đêm nàng Ờm bị bố mẹ đánh đập nàng tàn nhẫn và nhốt vào trong buồng. Vì thương chị, nên em gái nàng Ờm đã lén mở cửa buồng để chị chạy trốn. Sau đó nàng Ờm đã và chàng Bồng Hương đã cùng nhau bỏ nhà mà chạy lên ở núi Làn Ai. Từ ngày lên núi Làn Ai, chàng Bồng Hương chăm sóc có nàng Ờm rất chu đáo, chàng đi xin gạo, mượn nồi nấu cháo, chăm sóc vết thương và tính đến chuyện cùng nhau trốn đến mường khác để sống. Nhưng Ờm không dám vì nàng sợ bị dân làng gièm pha “sợ quyền cha, phép mẹ”. Vậy nên để “giữ trọn lời thề về bên ma” nàng Ờm đã ăn lá ngón. Qua đau buồn và thương xót người yêu, ngay sau đó chàng Bồng Hương cũng ăn lá ngón để cùng Ờm về mường Ma để trọn kiếp bên nhau. Không lâu sau, bố mẹ nàng Ờm đã tìm được xác con gái trên núi Làn Ai, vì quá ân hận và thương xót con mình nên muốn đưa con về mường nhưng hồn vía nàng đã từ chối, nàng xin ở lại núi Làn Ai.
Trên cõi trần gian, nàng Ờm và chàng Bồng Hương chẳng đến được với nhau, nên họ đã quyết định cùng về chốn mường Ma để hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Và vào những đêm trăng sáng hồn nàng lại hiện về để kể cho đời sau nghe chuyện tình của mình.
Chính bản thân nhân vật trong truyện là người bị bố mẹ ngăn cản tình yêu đôi lứa của mình đến mức nàng và người mình yêu phải tự vẫn, sang thế giới bên kia đoàn tụ, nhưng ta không thấy trong nàng bất kỳ sự oán trách nào. Đúng vậy, cái chết đã giải thoát cho nàng, sang thế giới bên kia, có cuộc sống tự do, hạnh phúc với người mình yêu. Đó là một sự giải thoát một kết quả cao nhất của một tình yêu bị cấm đoán. Nhưng dù vậy, nàng không hề oán trách số phận, oán trách những bậc cha mẹ đã đẩy con cái đến mức đường này. Nàng muốn dùng câu chuyện của mình để khuyên răn họ, để khiến cho các bố, các mẹ hiểu được hành động của họ là sai lầm như thế nào. Hạnh phúc của con người là điều không thể cưỡng cầu, chúng ta nên chấp nhận nó thay vì cấm ép mà dẫn đến kết quả không như mong muốn.
Câu hỏi 4. Liên hệ với văn bản Lời tiễn dặn để rút ra những nhận định phù hợp, cần thiết về hướng tiếp nhận các truyện thơ của một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Một là, sưu tầm các tác phẩm văn học dân tộc thiểu số và dịch các từ mang tính địa phương. Ví dụ: tác phẩm "Tiễn dặn người yêu" là một kiệt tác nghệ thuật dân gian dân tộc Thái, có giá trị văn hóa cao. Tác phẩm đã tiếp thu những tinh hoa của dân tộc Thái, được nhiều thế hệ trau chuốt, bổ sung, tạo nên một bản sắc riêng, làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian và trong tâm hồn người dân tộc Thái.
Hai là, hiểu được giá trị tư tưởng và ý vị nhân sinh của đoạn trích thông qua những hình ảnh đặc trưng gợi tả màu sắc dân tộc, sự kế thừa truyền thống nghệ thuật của truyện thơ dân tộc.
Khái quát:
- Chủ đề: thường hướng đến tình cảm đôi lứa
- Cốt truyện: diễn ra theo một trình tự nhất định. Từ yêu nhau thắm thiết đến bị bố mẹ ngăn cấm, trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách cuối cùng cũng quay về được bên nhau
- Hình thức: số từ trong một dòng, số câu trong một khổ, cách gieo vần, nhịp điệu đều tự do, phóng khoáng không theo bất cứ một quy luật nào.