Giải SBT sinh học 10 kết nối: Phần mở đầu
Kiến thức trong 26 bài học thuộc sách giáo khoa 10 Kết Nối Tri Thức đều được Giaibaitapsgk tổng hợp trong bộ đề trắc nghiệm dưới đây. Mỗi bài sẽ có khoảng 15 - 20 câu hỏi mà chỉ cần hoàn thành là các em có thể vững được những nội dung trọng tâm. Cùng với đó các em học sinh cũng có thể tham khảo bộ câu hỏi trắc nghiệm cuối học kì để ôn tập cuối kì 1 và cuối kì 2 siêu nhanh chóng.
Hướng dẫn giải chủ đề 1: Giới thiệu khái quát môn sinh học SBT Sinh học 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
Bài tập 1: Vật sống khác với vật không sống vì nó có đặc điểm đặc trưng nào dưới đây?
A. Có khả năng di chuyển.
B. Có khả năng đáp ứng với tín hiệu.
C. Được cấu tạo từ tế bào.
D. Có cấu tạo phức tạp.
Chọn đáp án C
Bài tập 2: Đặc điểm chỉ có được do sự sắp xếp và tương tác của các bộ phận cấu thành nên hệ thống được gọi là
A. đặc điểm mới.
B. đặc điểm nổi trội.
C. đặc điểm phức tạp.
D. đặc điểm đặc trưng.
Chọn đáp án B
Bài tập 3: Trình tự các sự kiện nào dưới đây phản ánh đúng trinh tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học?
A. Đặt câu hỏi -> Quan sát -> Hình thành giả thuyết -> Thiết kế thí nghiệm -> Phân tích kết quả -> Rút ra kết luận.
B. Quan sát -> Hình thành giả thuyết -> Đặt câu hỏi -> Phân tích kết quả -> Thiết kế thí nghiệm -> Rút ra kết luận.
C. Quan sát -> Đặt câu hỏi -> Hình thành giả thuyết -> Thiết kế thí nghiệm -> Phân tích kết quả -> Rút ra kết luận.
D. Hình thành giả thuyết -> Thiết kế thí nghiệm -> Phân tích kết quả -> Đặt ra câu hỏi -> Rút ra kết luận.
Chọn đáp án C
Bài tập 4: Phương án nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các cấp độ tổ chức của thế giới sống?
A. Nguyên tử -> Phân tử -> Bào quan -> Tế bào -> Mô -> Hệ cơ quan -> Cơ quan -> Cơ thể -> Quần thể -> Quần xã -> Hệ sinh thái.
B. Nguyên tử -> Phân tử -> Bào quan -> Tế bào -> Mô -> Cơ quan -> Hệ cơ quan -> Cơ thể -> Quần thể-> Quần xã -> Hệ sinh thái.
C. Nguyên tử -> Phân tử -> Tế bào -> Bào quan -> Mô -> Cơ quan -> Hệ cơ quan -> Cơ thể -> Quần thể -> Quần xã -> Hệ sinh thái.
D. Nguyên tử -> Phân tử -> Bào quan -> Tế bào -> Cơ thể -> Mô -> Cơ quan -> Hệ cơ quan -> Quần thể -> Quần xã -> Hệ sinh thái.
Chọn đáp án B
Bài tập 5: Các đặc điểm chung của thế giới sống gồm:
A. tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ mở, tự điều chỉnh và liên tục tiến hóa.
B. tổ chức phức tạp, hệ mở, tự điều chỉnh và liên tục tiến hóa.
C. tổ chức từ đơn giản đến phức tạp, hệ thống khép kín và liên tục tiến hóa.
D. hệ mở, tự điều chỉnh, tổ chức từ loài chưa có cấu tạo tế bào như virus tới các sinh vật đa bào và không ngừng tiến hóa.
Chọn đáp án A
Bài tập 6: Công việc nào dưới đây là công việc chính của một nhà sinh học hoạt động trong lĩnh vực hóa sinh học?
A. Nghiên cứu các bào quan cấu tạo nên tế bào.
B. Nghiên cứu hệ thống phân loại các sinh vật.
C. Nghiên cứu các phản ứng hoá học xảy ra trong tế bào.
D. Nghiên cứu sự truyền tin tế bào.
Chọn đáp án C
Bài tập 7: Darwin là nhà khoa học lỗi lạc đã đưa ra học thuyết tiến hóa Chọn lọc tự nhiên và tự mình làm rất nhiều thí nghiệm kiểm chứng học thuyết của mình. Khi quan sát thấy các cây nắp ấm bắt và ăn thịt các loài côn trùng, ông đã đưa ra giả thuyết cho rằng cây sống ở vùng đất thiếu nitrogen nên chúng phải bắt côn trùng và phân giải protein để lấy nitrogen. Theo em, ông đã làm thí nghiệm như thế nào đề tìm bằng chứng ủng hộ giả thuyết của mình?
Giai đoạn 1: Cây nắp ấm thu hút côn trùng:
Tiết ra mật hoa ngọt để thu hút con mồi. Con mồi xâm nhập vào cây nắp ấm sẽ không bao giờ có thể thoát ra ngoài vì cấu trúc bên trong quá trơn để có thể trèo và vươn ra ngoài. Một khi con mồi bị mắc kẹt trong đó, cuối cùng nó sẽ bị chết đuối trong chất lỏng bên trong bình đựng.
Giai đoạn 2: Cây nắp ấm bẫy côn trùng:
- Hốc của cây nắp ấm bắt côn trùng được tạo thành bởi chiếc lá khum thu hút côn trùng kiếm ăn. Lý do chính khiến côn trùng rơi vào bẫy của cây nắp ấm là vành của cây nắp ấm trở nên trơn trượt khi được làm ẩm bằng hơi nước hoặc mật hoa.
- Nepenthes và Cephalotus bẫy con mồi nhờ sự trợ giúp của chất sáp bên trong khiến côn trùng trượt xuống trong bẫy khi nó.
- Darlingtonia californica sử dụng những chiếc lá trong suốt để bẫy côn trùng bên trong bẫy của nó. Con côn trùng sẽ bối rối khi vào bẫy và cuối cùng rơi sâu hơn vào lá bẫy. Bên cạnh đặc điểm này, Darlingtonia còn có lông hướng xuống để bẫy côn trùng ngày càng sâu hơn trong bẫy.
- Sarracenia và Heliamphora đều có lông hướng xuống bên trong bẫy để bẫy con mồi. Do những sợi lông này, con mồi buộc phải chui vào phần dưới của bình đựng thức ăn, đi vào dịch tiêu hóa.
- Một khi con mồi rơi hoặc chui vào bẫy của bình, con mồi cuối cùng sẽ rơi vào dịch tiêu hóa bên trong bẫy. Tiếp theo là giai đoạn, giai đoạn tiêu hóa.
Giai đoạn 3: Cách cây nắp ấm tiêu hóa con mồi của chúng
- Nước tiêu hóa có trong cây nắp ấm bắt côn trùng không phải là nước thường. Nó thực sự chứa một số loại hóa chất đặc biệt cũng được tìm thấy trong dạ dày của chúng ta có thể dễ dàng nhai và tiêu hóa da của côn trùng một cách từ từ cho đến khi nó hòa tan hoàn toàn và cuối cùng trông giống như nước trái cây.
- Các chất lỏng có bên trong cây nắp ấm có nhiệm vụ làm chết côn trùng mà cơ thể chúng đang dần bị phân giải. Hành động phân giải cũng có thể là kết quả của hoạt động của vi khuẩn hoặc cũng có thể là do các enzym do chính cây tiết ra. Một số loài cây nắp ấm có chứa ấu trùng côn trùng tương hỗ, chúng thường ăn những con mồi bị mắc kẹt, sau đó chúng sẽ được cây hấp thụ chất thải của chúng.
- Sau khi toàn bộ quá trình được thực hiện, con mồi được chuyển hóa thành dung dịch axit amin, peptit, photphat, amoni và thực vật sẽ nhận được toàn bộ dinh dưỡng từ đây.
Bài tập 8: Để kiểm tra một giả thuyết người ta thường kiểm tra dự đoán của giả thuyết. Dự đoán được trình bày dưới dạng: Nếu... thì... Nếu giả thuyết lá đúng thì điều tất yếu sẽ xảy ra là.... Hãy đưa ra dự đoán của giả thuyết và thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết cho rằng CO2 cần cho quá trình quang hợp ở cây xanh.
Dự đoán của giả thuyết: CO2 cần cho quá trình quang hợp ở cây xanh là đúng.
Thiết kế thí nghiệm:
- Đặt chậu cây vào cốc thủy tinh to, dùng tấm kính đậy kín miệng cốc.
- Dùng túi giấy đen bọc toàn bộ cốc thủy tinh và đặt vào chỗ tối trong khoảng 4-5 giờ.
- Bỏ túi giấy đen, đốt que đóm. Mở hé miệng cốc, đưa que đóm đang cháy vào trong cốc thủy tinh xem que đóm còn cháy không.
-> Nếu que đóm không cháy thì trong quá trình hô hấp, cây lấy khí O2 và thải khí CO2
Bài tập 9: Một bạn học sinh quan sát các lá cây rừng nhiệt đới và nhận thấy nhiều lá cây thường có chóp nhọn. Bạn tự hỏi: Lá có chóp nhọn đem lại lợi ích gì cho cây? Em hãy đưa ra giả thuyết cho hiện tượng mà bạn đã quan sát được và tìm cách kiểm chứng giả thuyết của mình.
Lá có chóp nhọn đem lại lợi ích cho cây là:
- Chóp nhọn cây để lưu trữ xylem, mô vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong nhựa cây.
- Vào mùa xuân khi cây bắt đầu trổ lá, những chiếc lá chóp nhọn sẽ mất nhiều nước hơn. Việc mất nước này sẽ giúp cây lấy thêm nhiều nhựa cây từ rễ. Vì vậy cây có chóp nhọn sẽ có tỷ lệ chất nhựa luân chuyển nhiều hơn vào đầu mùa xuân so với cây lá tròn.
- Giúp cây chống đỡ được với giá rét trong mùa đông.
Kiểm chứng: cây lá kim
- Cây lá kim, thường mọc ở những nơi có mùa đông khắc nghiệt. Dạng hình chóp giống như kim tự tháp sẽ giúp cây tự duy trì độ ẩm và rũ bỏ tuyết nặng bám trên cành.
- Giảm sức cản gió và giữ cho cây đứng thẳng. Phần lớn lá cây có dạng lá kim và lá vảy thay vì lá rộng và lá bẹt. Đây là lợi thế trong vùng khí hậu đôi khi có tinh thể băng gây bào mòn.
Bài tập 10: Hãy mô tả một vài cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể người. Nêu cơ chế tự điều chỉnh này không hoạt động tốt thì sẽ dẫn đến các bệnh lí như thế nào?
Một vài cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể người:
- Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn tirôxin làm tăng cường chuyển hóa năng lượng, nhiệt độ cơ thể tăng, ngược lại tuyến giáp hoạt động kém, lượng hoocmôn tiết ra không đủ điều hòa thì chuyển hóa giảm, trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển.
- Khi có một tác động quá lớn đến tâm lí con người, não có xu hướng xóa bỏ đoạn kí ức đó.
- Ở hoạt động bài tiết bình thường, cơ thể sẽ thu lại đường - chất có lợi cho cơ thể và bài thải nitrat - chất gây độc cho cơ thể.
Cơ chế tự điều chỉnh này không hoạt động tốt thì sẽ dẫn đến các bệnh lí:
- Nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa sẽ phát sinh bệnh tật. Ví dụ: Nếu cơ thể không điều chỉnh được lượng đường trong máu, làm cho lượng đường tăng cao lâu ngày có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
Bài tập 11: Nếu các phân tử DNA luôn tái bản một cách tuyệt đối chính xác thì thế giới sống có liên tục tiến hoá được không? Giải thích.
Nếu các phân tử DNA luôn tái bản một cách tuyệt đối chính xác thì thế giới sống không liên tục tiến hoá được.
Bài tập 12: Tin sinh học nghiên cứu những gì? Nêu một số ứng dụng của tin sinh học.
Tin sinh học là ngành khoa học sử dụng các phần mềm máy tính chuyên dụng, các thuật toán, mô hình để lưu trữ, phân loại, phân tích các bộ dữ liệu sinh học ở quy mô lắm nhằm sử dụng chúng một cánh có hiệu quả trong nghiên cứu khoa học.
Một số ứng dụng của tin sinh học:
- Giúp các nhà nghiên cứu hiểu sâu hơn về bộ mã gene của con người, có thể tạo nền tảng cho họ hiểu rõ hơn về quá trình tiến hóa (evolution) của không chỉ con người, mà nhiều loài sinh vật khác.
- Phát triển các loại thuốc chữa bệnh tùy thuộc theo bộ gene của từng bệnh nhân, thay vì dựa trên đặc tính của các căn bệnh.
- Nghiên cứu và phân tích quy luật hoạt động của các loại vi khuẩn và vi trùng, từ đó giúp ích cho việc ngăn ngừa chúng để bảo vệ môi trường và cả sức khỏe con người.
- Phát triển các giống cây trồng mới và tăng sản lượng nông nghiệp.
Bài tập 13: Lĩnh vực sinh học nào có thể tạo ra đủ nguồn lương thực và thực phẩm nuôi sống toàn bộ dân số trên Trái Đất trong vái thế kỉ tới khi mà diện tích đất canh tác ngày càng thụ hẹp và phải hướng tới sự phát triển bền vững?
Lĩnh vực công nghệ sinh học năng lượng có thể tạo ra đủ nguồn lương thực và thực phẩm nuôi sống toàn bộ dân số trên Trái Đất trong vái thế kỉ tới khi mà diện tích đất canh tác ngày càng thụ hẹp và phải hướng tới sự phát triển bền vững
Bài tập 14: Hãy mô tả thành tựu sinh học mới mà em cho là ấn tượng nhất.
Phương pháp chữa HIV bằng thuốc ARV được chính thức đưa vào điều trị.
- Thuốc ARV làm chậm sự phát triển của virus trong cơ thể người bệnh.
- Thuốc ARV có thể làm giảm lượng virus trong máu và dịch cơ thể người bệnh, giúp họ duy trì sức khỏe và sống như những người bình thường.
- Thời gian sống của người điều trị bằng thuốc ARV phụ thuộc vào sức khỏe và thời điểm bắt đầu điều trị của người đó. Nếu được phát hiện và điều trị ngay từ sớm, thuốc ARV sẽ giúp ngăn cản sự tiến triển của virus hiệu quả. Người bệnh dùng thuốc ARV sớm và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị có thể sống tiếp từ vài năm cho tới vài chục năm.
Bài tập 15: Phát triển bền vững là gì? Hãy nêu một việc làm cụ thể mà em có thể thực hiện để góp phần vào sự phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là khái niệm nhằm chỉ sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà vẫn khổng làm tổn hại, vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển, vẫn đáp ứng các nhu cầu đó trong tương lai xa và hiện là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới và bảo vệ môi trường.
Ví dụ:
- Bình đẳng giới.
- Xóa đói giảm nghèo;
- Năng lượng xanh.
- Bảo vệ môi trường.
- Dung nhiệt năng thay vì điện năng.
- .....
Tham khảo thêm tài liệu ôn tập lớp 10 kèm giải. Sử dụng tài liệu của chúng tôi là cách ôn tập kiến thức đã học siêu nhanh chóng, hiệu quả. Chúc các em giành được điểm số cao trong kì thi sắp tới
Hy vọng tài liệu hướng dẫn làm bài, giải đáp câu hỏi sách 10 Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em nhanh chóng hoàn thiện bài tập của mình. Đừng quên theo dõi website Giaibaitapsgk của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tài liệu học tốt, đề thi và kiến thức nâng cao lớp 10 hấp dẫn khác.