Wave

Giải SBT Ngữ văn 10 kết nối bài 9: Hành trang cuộc sống (Đọc và Thực hành tiếng Việt)

Hướng dẫn giải bài bài 9: Hành trang cuộc sống (Đọc và Thực hành tiếng Việt) SBT ngữ văn 10 tập 2. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Đọc và Thực hành tiếng Việt

Bài tập 1. Đọc lại văn bản Về chính chúng ta của Các-lô Rô-ve-li trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 100 – 102) và trả lời các câu hỏi:

1. “Khi hiểu biết của chúng ta tăng lên, chúng ta đã biết rằng sự tồn tại của chúng ta chỉ là một phần của vũ trụ, và là phần rất nhỏ bé trong đó”. Tìm các bằng chứng mà tác giả đã sử dụng để chứng minh cho luận điểm của mình. Bạn nhận xét gì về các bằng chứng đó?

2. Vì sao tác giả cho rằng tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới?

3. Chỉ ra cách lập luận mà tác giả đã sử dụng để bảo vệ cho luận điểm:“Thông tin mà một hệ vật lí này có về hệ vật lí khác không có gì thuộc về ý thức chủ quan hết: nó chỉ là mối liên quan mà vật lí định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác" Theo bạn, cách lập luận đó có thuyết phục không? Vì sao?

4. “Tại đấy, bên bờ của những gì chúng ta đã biết, tiếp giáp với đại dương mênh mông những gì chưa biết, rực sáng lên vầng hào quang của sự huyền bí và vẻ đẹp của thế giới. Thật là quyến rũ đến mê hồn”. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn trích và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó bị bài thâu hơn đường không chọn tron


Trả lời: 

1. Để chứng minh cho luận điểm này, tác giả đã sử dụng các bằng chứng:

- Bằng chứng 1: Hành tinh của chúng ta không nằm ở trung tâm của vũ trụ.

- Bằng chứng 2: Con người có cùng tổ tiên với mọi sinh thể khác. Các bằng chứng được sử dụng trong văn bản đều là những tri thức khoa học được thừa nhận một cách rộng rãi. Từ thế kỉ XIV – XV, Cô-péc-ních (Copernicus) đã khẳng định Trái Đất không phải là trung tâm của vũ trụ. Về sau, những quan sát thiên văn học đã khẳng định quan điểm này của Cô-péc-ních. Vào thế kỉ XIX, trên cơ sở quan sát và so sánh các loài sinh vật khắp thế giới, Đác-uyn (Darwin) đã chứng minh con người có cùng tổ tiên với mọi sinh thể khác. Dù tư duy khoa học của nhân loại không ngừng vận động và những tri thức này có thể bị hoài nghi, song nói chung đó đều là những tri thức khách quan, giàu sức thuyết phục.

2. Nhận định này nhằm nhấn mạnh tính chủ động, sáng tạo của con người trong mối quan hệ với thế giới:

- Con người quan sát thế giới không thụ động, mà qua ý chí, ý thức cá nhân của mình, trong sự quan sát đó có hàm chứa sự phản đoán, đánh giá, phân tích về những gì anh ta quan sát được.

- Đồng thời mỗi hành động, quyết định của anh ta trong thế giới góp phần kiến tạo nên chính thực tại mà anh ta đang sống, anh ta trong thế giới góp phần kiến tạo. 

3. Trong đoạn trích, tác giả đã đưa ra các bằng chứng như: “một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây”, “một tia sáng chứa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta”, “một cái đồng hồ có thông tin về thời gian trong ngày”, “gió mang thông tin về một trận bão đang ập đến”,...

=> Đây là những sự thật khách quan, đáng tin cậy, có thể kiểm chứng, vì thế cách lập luận rất có sức thuyết phục.

4. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ, trong đó những điều mà con người chưa biết được ngầm so sánh với “đại dương mênh mông”, hàm nghĩa những điều mà chúng ta đã biết thì rất ít ỏi, trong khi những điều mà chúng ta còn chưa biết về thế giới thì vô cùng tận. Vẻ đẹp và sự huyền bí của thế giới được ngầm so sánh với “vầng hào quang” rực sáng, nhằm nhấn mạnh sự rực rỡ, tuyệt diệu của thế giới.

=> Biện pháp ẩn dụ một mặt giúp diễn đạt một cách tinh tế, chính xác tư tưởng của tác giả về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, về khả năng nhận thức thực tại của con người, mặt khác khiến cho lời văn trở nên bay bổng, uyển chuyển, giàu sức gợi, tác động mạnh tới tưởng tượng và cảm xúc của người đọc.

Bài tập 2. Đọc lại hai bản dịch bài thơ Con đường không chọn trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 104 – 105) và trả lời các câu hỏi:

1. Hình ảnh trung tâm của bài thơ là gì? Nó đã được nhân vật trữ tình nói đến như thế nào?

2. Vì sao nhân vật trữ tình (“tôi” – kẻ lữ hành) lại phân vân trước hai lối rẽ của con đường trong rừng thu?

3. Phải chăng sau nhiều lưỡng lự, suy tính, nhân vật trữ tình đã hoàn toàn yên tâm với việc lựa chọn lối rẽ của mình? Những dấu hiệu, chi tiết nào trong bài thơ có thể giúp bạn giải đáp được câu hỏi này?

4. Tự hứa hẹn với mình rồi lại thấy sự hứa hẹn đó không lấy gì làm chắc chắn – điều gì đã khiến cho “tôi” rơi vào tình trạng ít tin tưởng ấy? Bạn nhận xét thế nào về đặc điểm con người của “tôi” được bộc lộ qua khổ thơ thứ ba?

5. Đang trong thời điểm hiện tại, “tôi” đã vội nghĩ về một ngày xa xôi ở phía trước. Có phải tâm trạng của “tôi” trong ngày ấy chỉ tràn ngập sự tiếc nuối hay không? Hãy cho biết cảm nhận và lí giải của bạn về vấn đề này.

6. Bạn hiểu như thế nào về ý thơ toát lên từ hai dòng cuối của tác phẩm? Hãy tưởng tượng và miêu tả cảm giác của nhân vật trữ tình khi thốt lên từ “khác biệt” trong bản dịch 2 (tr. 105).

7. Nêu nhận xét khái quát về mối quan hệ giữa hình ảnh con đường và hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ.

8. Bạn đã liên hệ tới bản thân như thế nào khi trải nghiệm cùng bài thơ? Nếu điều bạn tâm đắc nhất với tác phẩm Con đường không chọn của Rô-bớt Phờ-rút.


Trả lời: 

1. Hình ảnh trung tâm của bài thơ, như nhan đề cho biết, là “con đường không chọn”. Hình ảnh này được nhân vật trữ tình nhắc đến nhiều lần trong bài thơ (trước khi ám ảnh độc giả, nó đã làm “tôi” luôn bận lòng):

- Lần thứ nhất, được nhắc trong sự phân vân khi con đường đang đi trong rừng bỗng mở trước mặt hai lối rẽ.

- Lần thứ hai, được nhắc trong sự hứa hẹn với chính bản thân rằng một ngày nào đó mình sẽ bước chân trên con đường này.

- Lần thứ ba, được nhắc trong dự cảm rằng lời tự hứa sẽ khó thực hiện.

- Lần thứ tư, được nhắc trong sự hồi nhớ về quyết định ban đầu - cái quyết định đã làm nên số phận của một con người.

Dĩ nhiên, trong bài thơ, hình ảnh “con đường đã chọn” cũng xuất hiện song song với hình ảnh “con đường không chọn”, nhưng chính hình ảnh con đường không chọn mới để lại những mối ưu tư không dứt cho nhân vật trữ tình. Từ hình ảnh này, bài thơ gợi lên một vấn đề mang tính phổ quát: cuộc đời mỗi người luôn phụ thuộc vào những lựa chọn, nhưng cách lựa chọn, những điều chi phối sự lựa chọn luôn là một câu đố, một bí mật.

2. Theo những dữ kiện trong bài, sở dĩ nhân vật trữ tình (“tôi” – kẻ lữ hành) mãi phân vân trước hai lối rẽ của con đường trong rừng thu là vì:

- Hai lối rẽ quá giống nhau: đều có “vệt mòn”, dẫn tới đâu không rõ, đều ngập lá vàng trong “sáng ấy” và trên các “thảm lá” mà “chưa chân ai hằn dấu thẫm”.

- Nhân vật trữ tình chưa có một định hướng rõ rệt, để khi đưa ra quyết định sau cùng, anh chỉ biết dựa vào một “thôi thúc” mơ hồ, cảm tính. Ở phần cuối bài thơ, hiệu này nữa gây bọn chiế nhân vật trữ tình tuy có lưu ý rằng con đường đã chọn là con đường “ít dấu chân người”, nhưng không thể nói dấu hiệu này đã gây sự chú ý đặc biệt, chẳng qua, nó được nêu lên chỉ để phân biệt một cách tương đối hai lối rẽ với nhau mà thôi.

3. Qua hồi lâu lưỡng lự, việc chọn đi theo lối rẽ sau (theo thứ tự trần thuật) không khiến nhân vật trữ tình hoàn toàn yên tâm. Nhiều dấu hiệu, chi tiết trong hai khổ cuối của bài thơ nói lên điều này: 

-  “Tôi” vẫn muốn một ngày nào đó được đi trên con đường đã không chọn lúc ban đầu. “Tôi” sợ không có điều kiện thực hiện cuộc lựa chọn lần hai, một khi lựa chọn ban đầu có thể đẩy đời người vào một thứ mê cung phức tạp, rắc rối. 

- “Tôi” không ngăn được tiếng “thở dài”, vì bên trong dường như có chút tiếc nuối. Điều đó ngầm cho biết con đường đã chọn không hoàn toàn đưa đến sự thoả mãn (nếu thoả mãn, chắc “tôi” sẽ không nhớ lại sự lựa chọn ban đầu với nhiều ưu tư đến vậy).

- “Tôi” nhắc đến sự “khác biệt” của đời mình không phải với cảm xúc tự hào, hãnh diện. Từ “khác biệt” ở đây chỉ tổng thể những nông nỗi, sự kiện, sự cố đã xảy ra trong đời, cái làm nên số phận không giống ai của “tôi”.

4. Ở ba dòng sau của khổ thơ thứ ba, ngay khi vừa mới nói lời hẹn ước (cũng là nỗi mong ước), nhân vật trữ tình đã lập tức bộc lộ cảm giác thiếu tin tưởng về “kế hoạch” do chính mình đặt ra. Lí do dẫn tới điều này có thể là: Nhân vật trữ tình dự cảm được những phức tạp của cuộc đời – nhân tố cản trở mỗi người có thể làm được điều dự định (hình ảnh “đường nối đường” nói lên sự đan cài ngược xuôi bộn bề của những hướng đi hay những khả năng lựa chọn mà người ta không dễ làm chủ). 

5.

- Trong một ngày xa nào đó, tâm trạng của “tôi” không hẳn là tiếc nuối. Sự tiếc nuối chỉ đến khi người ta nhận thức rõ mình đã chọn sai đường hoặc khi thực sự biết rằng: Nếu trước đó mình quyết định khác đi thì cuộc đời hẳn đã có kết quả tích cực, tươi sáng hơn.

- Tâm trạng của “tôi” trong mấy câu cuối của bài thơ thật sự phức tạp. “Tôi” nghĩ về bản thân sự lựa chọn nhiều hơn là thao thức trước kết quả cuối cùng mà sự lựa chọn đó mang lại. Rõ ràng, trong cảm nhận của “tôi”, mọi lựa chọn đều khó khăn, có khi mang tính chất định mệnh chứ không phải là đáp số được đưa ra bởi những tính toán cặn kẽ, logic (với mọi con đường, đích phía trước đều mù tăm, thiếu xác định, rất khó hình dung). Chỉ biết rằng một khi đã quyết định lựa chọn thì hệ luỵ kéo theo là rất lớn – thứ hệ luỵ làm nên tính chất riêng biệt của mỗi cuộc đời với tất cả những dở, hay, tiêu cực, tích cực của nó.

6. - Ý thơ được toát lên từ hai dòng cuối của tác phẩm:

Dù muốn hay không, khi đứng trước sự lựa chọn bắt buộc tác giả phải đưa ra quyết định cho bản thân mình. Tác giả chưa bao giờ cho rằng sự lựa chọn con đường chưa có người đi của mình là sai lầm và cũng chưa bao giờ tỏ ra ân hận vì sự lựa chọn đó. Nhưng mà trong sâu thẳm của tâm hồn, “con đường không được chọn” vẫn có sức vẫy gọi rất lớn như một bến bờ hạnh phúc mà con thuyền cuộc đời của nhà thơ không bao giờ cập bến được.

- Cảm giác của nhân vật trữ tình khi thốt lên hai từ “khác biệt" trong bản dịch:

+ “Tôi” thốt lên từ “khác biệt” trong “tiếng thở dài” chứ không phải trong cảm xúc kiêu hãnh. Điều đó cho thấy, ở đây, từ”khác biệt” thể hiện thái độ trầm tư hơn là cảm giác hân hoan. 

+ Từ “khác biệt”, theo góc nhìn nói trên, đã thâu tóm toàn bộ những nỗi đời, những khúc quanh đặc thù của một số phận – điều được tạo nên bởi sự lựa chọn ban đầu của “tôi” và “tôi” phải chấp nhận, bất kể hay, dở, thành công hay thất bại.

7.

- Trong bài thơ, giữa hình ảnh con đường và hình ảnh nhân vật trữ tình có sự thống nhất chặt chẽ, tuy hai nhưng cũng là một.

- Con đường không chỉ là con đường cụ thể trong rừng có lá vàng ngập bước chân đi vào một buổi sáng nào đó, mà còn là biểu tượng của đường đời, đường số phận, đúng hơn là biểu tượng của sự lựa chọn đường đi trong cuộc sống.

=> Có thể nói, nếu không có “tôi” với những trăn trở về sự lựa chọn thì cũng sẽ không có con đường với hai lối rẽ khiến người lữ hành phải phân tâm như bài thơ cho biết. Như vậy, con đường là sự hình tượng hoá những trăn trở của chính nhà thơ, như được sinh ra từ những trăn trở ấy. Tuy bài thơ gợi lên câu chuyện có thật về những cuộc dạo chơi trong rừng giữa tác giả với người bạn thân của mình là Ét-uốt Thô-mớt-xơ (Edward Thomas), nhưng khi vào bài thơ, tính cụ thể của con đường đã bị mờ đi để tính biểu tượng nổi bật lên.

8. Liên hệ tới bản thân khi trải nghiệm bài thơ:

- Cuộc đời là những sự lựa chọn, bản thân cũng đã từng băn khoăn, trăn trở, suy tư trước khi đưa ra quyết định của mình.

-  Bản thân cũng đã từng không trân trọng những gì mình đang có mà ngược lại, chỉ trân trọng và khao khát những cái đã mất đi hoặc không thuộc về mình như tác giả.

Điều tâm đắc nhất về con đường không chọn của Rô-bớt Phờ-rót.

- Tâm đắc với thông điệp tác giả gửi gắm trong bài thơ: Cuộc đời là một hành trình dài, ẩn chứa vô vàn sự lựa chọn khác nhau. Chỉ có việc lựa chọn mới giúp con người ta nhận ra đâu là hạnh phúc đích thực mà mình cần tìm kiếm.

Bài tập 3. Đọc lại văn bản Một đời như kẻ tìm đường trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 109) đoạn từ ”Vào mỗi khúc quanh của cuộc đời mình, đến "thấy được thứ mình đi tìm” và trả lời các câu hỏi:

1. Nêu nội dung chính của mỗi đoạn văn.

2. Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong các

3. Theo bạn, khi viết văn bản này, tác giả đang ngầm đối thoại với ai?

4. Giọng điệu của tác giả trong các đoạn văn này là gì? Những yếu tố nào tạo nên giọng điệu đó?

5. “Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tuỳ thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như vào những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã đi qua”. Bạn có đồng ý với nhận định này của tác giả không? Vì sao?


Trả lời: 

1. 

- Nội dung chính của đoạn từ “Vào mỗi khúc quanh của cuộc đời mình, đến “trên những nẻo đường đã đi qua”: Cuộc đời là một hành trình dài, không ai có thể biết trước, nhưng đi đường nào rồi cũng có thể có thành công và hạnh phúc.

- Nội dung chính của đoạn từ“Cả cuộc đời tìm đường” đến “tinh thần tích cực mà mình luôn luôn có": Hạnh phúc và thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào những đóng góp của mỗi người cho xã hội.

- Nội dung chính của đoạn kết: Khi sống tử tế với người khác, ta có thể tìm thấy giá trị của bản thân.

2. Các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng:

- Biện pháp so sánh: “Suốt cuộc đời tôi đã mầy mỏ, giống như người khiếm thị lại phải đi trong cảnh sương mù. Hình ảnh so sánh này hàm nghĩa cuộc đời là một hành trình vô tận, không ai có thể biết trước.

- Điệp ngữ “Tôi đã tìm thấy" ở đoạn kết của văn bản nhằm nhấn mạnh những giá trị mà con người nhận được khi sống tử tế.

3. Trước hết, văn bản là một lời độc thoại, trong đó tác giả tự chiêm nghiệm, cắt nghĩa các quy luật cuộc đời, tự đúc rút các bài học cho mình. Nhưng văn bản còn có thể là một thông điệp của tác giả cho thế hệ trẻ, rằng việc lựa chọn đường đi thế nào không quan trọng, quan trọng là phải sống tử tế và tạo ra nhiều giá trị cho xã hội.

4. Giọng điệu được sử dụng trong văn bản là giọng tự vấn, tâm tình, sâu lắng. Giọng điệu này được tạo nên bởi nhịp điệu lời văn chậm rãi, bởi hình thức lời đối thoại mang tính chất độc thoại, bởi những cụm từ thể hiện sự suy ngẫm, chiếm nghiệm của tác giả như:“suốt cuộc đời tôi đã”, “nhưng rồi mãi tới lúc cao tuổi” “tôi mới hiểu được rằng" “cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra”, “suốt cuộc đời tìm đường, tôi đã tìm thấy”.

5. Cuộc sống là sự lựa chọn, có người sẽ chọn một con đường bằng phẳng, ít chông gai nhưng cũng có người sẽ chọn cho mình con đường nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng dù lựa chọn thế  nào đi chăng nữa, chỉ cần chúng ta cố gắng, nỗ lực hết mình đều có thể đạt được thành công, hạnh phúc. Chính vì vậy, nhận định của tác giả hoàn toàn phù hợp. Chỉ cần chúng ta có đam mê, kiên trì, nỗ lực thì dù ở hoàn cảnh nào đi nữa, chúng ta cũng có thể vươn lên để gặt hái thành quả.

Bài tập 4. Đọc lại văn bản Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 121 – 123) và trả lời các câu hỏi:

1. Tìm các chi tiết miêu tả người trần thuật xưng “tôi” trong văn bản. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm gì của người trần thuật xưng “tôi”?

2. Sự kiện chính trong văn bản là gì? Sự kiện đó được quan sát từ điểm nhìn nào? Cách sử dụng điểm nhìn đó có tác dụng gì?

3. Giọng điệu trần thuật của văn bản có gì đặc biệt? Những yếu tố nào tạo nên giọng điệu trần thuật đó?

4. Các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng trong văn bản được sắp xếp, tổ chức theo cách nào?

5. Văn bản cho bạn biết thêm điều gì về cuộc sống của thế hệ thanh niên trongcuộc kháng chiến chống Mỹ?

6. Thông điệp bạn nhận được từ văn bản là gì? Liệu những thông điệp đó còn có ý nghĩa với đời sống của bạn hay không? Vì sao?

7.“Anh sinh viên quen màu trắng áo của cánh cò, quen màu xanh da trời tháng nắng... Mình trút bỏ không thương tiếc, và trìu mến khoác lên mình màu xanh ấy. Màu xanh của núi đồi và thảo nguyên, của ước mơ và hi vọng. Màu xanh bất diệt của sự sống.. Bạn nghĩ gì về lựa chọn của người trần thuật xưng “tôi” trong văn bản?


Trả lời: 

1. Các chi tiết miêu tả người trần thuật xưng “tôi” gồm có:

- Các chi tiết mang tính chất tự thuật như: “hai mươi tám ngày trong quân ngũ”; Yên Sở tam giác như thêm “dọc đường hành quân”; “còn mình, sẽ đi về phương Nam..; “sống trên hai mươi ngày bên hồ cá Yên Duyên, Yên Sở".

- Các chi tiết miêu tả cảm xúc, cảm giác như: “thèm quá, nghe một tiếng thì thào của cánh gió trên đổi bạch đàn..; “mình đã khóc, nước mắt giàn giụa”; “rối loạn, và thoảng một thứ mùi khó chịu”; “mình không dám đứng lâu và đành chịu một nỗi ân hận giày vò...”; “vui sướng, tự hào, cảm động làm sao khi trên người ta là bộ quân phục xanh màu lá”; “sung sướng và hãnh diện biết bao”; “ta bước nhẹ, lắng làng một mùi hương quen thuộc”;...

=> Các chi tiết này nhằm xây dựng nên hình tượng người trần thuật là một người lính trẻ đã sẵn sàng rời bỏ giảng đường đại học để lên đường nhập ngũ, với rất nhiều cảm xúc vừa xúc động, tự hào, háo hức, tràn đầy niềm tin vào lí tưởng, vừa bâng khuâng, lưu luyến khi phải chia tay những gì thân thuộc, gắn bó nhất của mình.

2.

- Sự kiện chính được miêu tả trong văn bản là người lính trẻ lần đầu tiên rời xa giảng đường và người thân, lên đường nhập ngũ.

- Sự kiện đó được quan sát từ điểm nhìn bên trong, điểm nhìn tâm lí.

=> Từ điểm nhìn này, tác giả thể hiện được những suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, liên tưởng rất đỗi tinh tế, phức tạp bên trong người kể chuyện xưng “tôi” như cảm giác nghẹn thắt khi lần cuối cùng ngước nhìn cánh cửa sổ, những hoài niệm về giảng đường đại học, cảm giác thân thuộc khinhìn xóm làng yêu quý đang ngủ yên,... Văn bản vì thế không chỉ ghi chép lại các sự kiện có thật trong quá khứ, mà còn giúp người đọc hiểu hơn về đời sống tinh thần của thế hệ thanh niên Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ.

3.

- Giọng điệu bao trùm toàn bộ văn bản là giọng điệu hân hoan, háo hức, bâng khuâng, trăn trở của một người lính trẻ lần đầu nhập ngũ.

- Giọng điệu này được tạo nên bởi:

+ Lời độc thoại nội tâm với rất nhiều những trăn trở, tự vấn (“Thế là thế nào?”;“Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế”; “Mình đã lớn rồi. Học bao lâu mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”).

+ Hình thức câu văn nghi vấn và cảm thán xuất hiện với một tần suất dày đặc trong suốt văn bản (“ở đâu, khuôn mặt thân yêu ấy?”; “Bước lên giảng đường, bạn có nhớ tới mình không?..”;“Xe ơi, lao nhanh hơn, cho ta chóng tới gia đình lớn”;...).

+ Điểm nhìn trần thuật bên trong, cho phép soi tỏ những suy tư, thậm chí cảm giác thoáng qua của người trần thuật.

4. 

+ Tiếng xe nổ máy gợi nên nỗi hoài niệm của quá khứ (“Một hôm nào, những hôm nào mình mong chờ nhìn thấy bạn của mình đạp xe qua”).

+ Vầng trăng trong đêm hành quân gợi nhớ tới cánh buồm đỏ thắm.

+ Ánh đèn pin của đồng đội gợi nhớ tới con dể trong bản nhạc đêm của Pri-sơ-vin (Prishvin), tới người yêu,... 

=> Việc tổ chức các yếu tố của văn bản theo mạch cảm xúc của người trần thuật xưng “tôi” khiến cho người đọc có thể quan sát lịch sử từ điểm nhìn của cá nhân và chính điều này đã tạo nên sức sống của những trang nhật kí.

5. Qua những sự kiện, cảm xúc, suy tư của người trần thuật trong văn bản, ta có thể thấy cuộc sống của con người một thời đã qua. Đó là một thế hệ thanh niên sẵn sàng gác bỏ những ước mơ, tình cảm, hạnh phúc cá nhân để cống hiến cho lí tưởng, tuy sống trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, nhưng tâm hồn vẫn rất lãng mạn, bay bổng, đầy mơ mộng và yêu thương.

6. 

- Văn bản có thể gợi cho chúng ta suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Mỗi con người là một cá nhân với những cảm xúc, cảm giác, số phận riêng, nhưng người ta sẽ sống trọn vẹn nhất đời sống cá nhân mình, hiểu rõ nhất cá nhân mình khi hoà làm một với cộng đồng.

- Văn bản cũng có thể gợi cho chúng ta suy nghĩ về những lựa chọn trong cuộc sống. Mỗi lựa chọn đều khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ, hi sinh, gợi nhiều tiếc nuối, băn khoăn, nhưng sự can đảm trong lựa chọn sẽ làm chúng ta trưởng thành hơn. Những thông điệp như vậy vẫn có ý nghĩa trong đời sống ngày nay, vì đó là những vấn đề phổ quát của nhân loại trong mọi thời đại.

7. 

- Nguyễn Văn Thạc từng là sinh viên năm nhất khoa Toán- cơ trường đại học Tổng Hợp Hà Nội. Nhưng đó cũng là thời gian cuộc Chiến tranh Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới: chiến trường miền Nam ngày càng gay go và ác liệt. Hàng ngàn sinh viên các trường đại học phải tạm ngừng việc học tập để bổ sung lực lượng chiến đấu cho quân đội, chính vì vậy Nguyễn Văn Thạc đã quyết định rời bỏ giảng đường và điền đơn tự nguyện tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam.

- Trong những trang nhật kí Nguyễn Văn Thạc đã thể hiện niềm niềm tự hào khi được tham gia cách mạng, sự hãnh diện khi được khoác lên mình chiếc áo màu xanh. Có thể thấy, đối với anh đây là lựa chọn đúng đắn và sáng suốt nhất trong cuộc đời của mình.

=> Đây là một lựa chọn hết sức can đảm, thể hiện tinh thần quyết tâm, sự hy sinh cái tôi cá nhân để hòa vào cái ta chung của tổ quốc của Nguyễn Văn Thạc.

=> Trong bối cảnh đất nước đang diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, lựa chọn đó của Nguyễn Văn Thạc còn có ý nghĩa cổ vũ cho thế hệ thanh niên lúc bấy giờ: Dám từ bỏ ước mơ, tình yêu, sự nghiệp, dám rời xa gia đình, hi sinh bản thân mình để cống hiến cho tổ quốc.

Bài tập 5. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Trong lựa chọn, đáng sợ nhất là đẩy người thân yêu của mình vào vai “thủ phạm” đã làm mình mù loà để tự huyễn hoặc thất bại đã qua. Tồi tệ nhất là tự tay đẩy sự lựa chọn đó vào tay ai khác không phải bản thân mình. Dối lừa nhiều nhất là kinh hoàng nhận ra ta mãi chẳng trưởng thành được vì cứ đưa tay cầu xin cuộc đời lựa chọn thay mình, để chẳng bao giờ phải soi gương xem mình đã hành xử ra sao trước hai ngả đường lạ lẫm. Khi chạy trốn những chọn lựa, ta chỉ là đứa trẻ mãi bơi trong cái bể cao su do người thân yêu thổi sẵn cho chơi trong sân nhà. Vậy, nếu mình phải tự chọn tất cả, và lỡ chân chọn sai thì sao? Tôi đã trải qua cảm giác khó chịu đó suốt nhiều tháng dài. Đầu tiên là đối mặt với ý nghĩ: Mình sai chứ không phải lỗi của ai hết. Thừa nhận sai lầm của chính mình khó hơn nói xin lỗi bạn bè. Tôi thường quá kiêu ngạo để nhận ra mình đã sai và nhu cầu tự xin lỗi đến như một cuộc vật lộn. Sau khi thừa nhận đó là một lựa chọn sai, tôi bắt đầu suy nghĩ vì sao mà mình chọn sai. Việc này có thể làm lúc nhàn rỗi. Tôi cứ nhấm nhẳng nhai cái sai lầm đó trong suốt nhiều năm, bởi nó là vật quy chiếu và giúp mình ngừng nhầm lẫn. Dù vậy, ào tôi có sai tiếp hay không. Nó chỉ ng nó chẳng giúp đảm bảo tôi có sai tiếp hay không. Nó chỉ ngăn những nhầm lẫn kéo tới và khiến tôi mù loà. Sau đó, lại phải chọn tiếp. Khi này, tôi đã ngẩng đầu lên, thở phào nhẹ nhõm vì mình không phải đổ lỗi cho cha mẹ về sai lầm của chính mình. Tôi không đẻ ra một nạn nhân để tự tha thứ cho mình vì đã hành xử ngu dốt, thiếu trách nhiệm. Thật may mắn vì tôi đã không cho cha mẹ quyền lựa chọn, họ đã không trở thành nạn nhân để tôi đổ lỗi. Mỗi chọn lựa hàm chứa một con đường và cơ hồ ta sẽ phải rải từng viên gạch cho con đường hiện ra sau bờ bãi xa mù. Ta chỉ là một kẻ dại khờ, đeo lên mặt tấm băng đen và dùng bàn tay dò dẫm trong bóng tối của tương lai, vừa đi vừa xếp những viên gạch xuống con đường trước mặt.

Khi sợ hãi phải chọn lựa, hãy nhớ rằng bất cứ ai cũng mù loà như mình và cũng đang đi với bàn tay vất vả, đôi chân mò mẫm trong đường hầm tối tăm ấy.

Chẳng có cách nào khác ngoài lót gạch, bước đi và chịu đau.

(Theo Khải Đơn, Ta có bi quan không?, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2017, tr.216-218)

1. Quan điểm của người viết trong văn bản là gì?

2. Quan điểm đó đã được triển khai thành những luận điểm chính nào?

3. Những trải nghiệm cá nhân được nhắc lại có tác dụng gì trong việc làm sáng tỏ quan điểm của người viết?

4. “Mỗi chọn lựa hàm chứa một con đường và cơ hồ ta sẽ phải rải từng viên gạch cho con đường hiện ra sau bờ bãi xa mù. Ta chỉ là một kẻ dại khờ, đeo lên mặt tấm băng đen và dùng bàn tay dò dẫm trong bóng tối của tương lai, vừa đi vừa xếp những viên gạch xuống con đường trước mặt". Bạn hiểu như thế nào về nhận định này của tác giả?

5. Bạn có đồng ý với quan điểm của tác giả không? Vì sao?


Trả lời: 

1. Quan điểm của người viết trong văn bản: Không nên trao quyền lựa chọn cho người khác, hãy tự lựa chọn và bước đi trên con đường của mình, dù phải vấp ngã và chịu đau đớn chính vì những lựa chọn đó.

2. Quan điểm trên của người viết được triển khai thành các luận điểm chính:

- Không nên trao quyền lựa chọn vào tay người khác.

- Cần dũng cảm tự lựa chọn, cần chấp nhận sự sợ hãi, sai lầm, vấp ngã để trưởng thành.

3. Những trải nghiệm cá nhân của người viết về sự lựa chọn sai lầm của bản thân là những bằng chứng cụ thể, sinh động, giúp chứng minh cho luận điểm: Cần dũng cảm tự lựa chọn và chấp nhận sai lầm, thất bại của mình.

4.

- Tác giả nêu nhận định thông qua các hình ảnh ẩn dụ. Chọn lựa được ví như một con đường, mỗi hành động tiếp theo sau chọn lựa được ví như việc rải từng viên gạch cho con đường hiện ra sau bờ bãi xa mù, có nghĩa là không ai có thể chỉ cho ta nên đi thế nào, cũng như lát gạch cho ta đi, ta cần tự lựa chọn và tự bước đi trên con đường của chính mình.

- Biện pháp so sánh được sử dụng trong câu:”Ta chỉ là một kẻ dại khờ, đeo lên mặt tấm băng đen và dùng bàn tay dò dẫm trong bóng tối của tương lai, vừa đi vừa xếp những viên gạch xuống con đường trước mặt” làm nổi bật nhận thức rằng tương lai là cái mơ hồ, không ai có thể biết trước, mỗi người đều không đoán định được con đường sắp tới của mình, nhưng dù vậy, vẫn phải tự bước đi.

=> Nói chung, cốt lõi của nhận định là: Dù không thể biết trước tương lai sẽ ra sao, nhưng mỗi cá nhân đều phải tự lựa chọn, tự bước đi, chấp nhận vấp ngã và tự chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của mình.

5. Quan điểm của người viết trong văn bản: Không nên trao quyền lựa chọn cho người khác, hãy tự lựa chọn và bước đi trên con đường của mình, dù phải vấp ngã và chịu đau đớn chính vì những lựa chọn đó.

=> Đồng ý với quan điểm của tác giả. 

Bởi vì mỗi người chỉ được sống một lần trên đời nên chúng ta cần sống là chính mình, sống cho đam mê và hoài bão của bản thân mình. Cho nên chỉ khi chúng ta tự quyết định cuộc đời và số phận của mình, thì chúng ta mới tìm thấy niềm hạnh phúc thực sự.

Bài tập 6. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Khi tôi ở Mông-gô-me-ri (Montgomery), A-la-ba-ma (Alabama), tôi đã đến một hiệu bán giày, tên là hiệu giày Gô-rơ-đôn (Gordon). Trong hiệu này có một người giúp việc thường hay đánh giày cho tôi, và phải nói rằng xem anh đánh giày cho tôi thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời. Anh ta dùng miếng giẻ đánh giày và bạn biết không, anh có thể làm cho miếng giẻ này bật ra âm thanh. Và tôi đã tự nhủ: “Đây thực sự là một tiến sĩ trong việc đánh giày". Bạn thân mến, điều tôi muốn nói với các bạn trong buổi sáng hôm nay, là nếu bạn là một người quét đường, hãy quét đường như thế Mi-ken-lăng-giơ (Michelangelo) đang vẽ tranh, hãy quét đường như thể Han-đeo (Handel) và Bét-tô-ven (Beethoven) đang soạn nhạc; hãy quét đường như thể Sếch-xpia (Shakespeare) đang làm thơ; hãy quét đường hăng say tới nỗi tất cả các thánh thần ở trên thiên đường và con người trên Trái Đất phải dừng lại và thốt lên rằng:Nơi đây có một người quét đường tuyệt diệu, người đã làm thật tốt công việc của mình. 

Nếu bạn không thể làm cây thông trên đỉnh đổi

Hãy làm một bụi cây trong thung lũng 

Là bụi cây tốt nhất trên sườn đồi

Nếu không thể thành một cái cây cao, thì hãy là một bụi cây

Nếu không thể làm thành đại lộ, thì hãy là một lối mòn

Nếu không thể làm mặt trời, hãy là một ngôi sao

Thắng bại của bạn không phụ thuộc vào tầm vóc

Hãy trở thành người tốt nhất bất kể bạn có là ai.

Và khi làm điều này, khi làm được trọn vẹn điều này, bạn đã làm chủ được chiều dài của cuộc đời. 

(Mác-tin Lu-dơ Kinh - Martin Luther King, Ba chiều của một đời sống trọn vẹn, Ngọc Minh dịch, Diễn văn tại nhà thờ Báp-tít - Baptist Tân Ước, Chi-ca-gô - Chicago, Mỹ, 1967)

1. Xác định luận điểm chính của tác giả.

2. Phân tích tác dụng của yếu tố tự sự được tác giả sử dụng trong văn bản.

3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ hai. Phân tích giá trị của biện pháp tu từ đó.

4. Giọng điệu của người trần thuật trong văn bản có gì đặc biệt? Những yếu tố nào tạo nên giọng điệu đó? 

5. Theo bạn, “chiều dài của cuộc đời” ở đây nghĩa là gì?

6. Những nhận định của tác giả trong văn bản gợi cho bạn suy nghĩ gì về cuộc sống?


Trả lời: 

1.  Luận điểm chính của tác giả: Làm bất cứ công việc gì, dù là bình thường nhất, cũng cần làm tốt nhất công việc của mình, khi đó, mỗi người sẽ sống trọn vẹn chiều dài của cuộc đời.

2. 

- Yếu tố tự sự trong đoạn trích: Tác giả đã kể lại câu chuyện có thật mà mình đã chứng kiến về người thợ đánh giày – người đã đánh giày một cách say mê và hoàn hảo, khiến cho công việc này biến thành một kiệt tác nghệ thuật. 

- Tác dụng của yếu tố tự sự: Thông qua câu chuyện, tác giả đã ngầm gửi tới người đọc một thông điệp: Khi ta làm bất cứ việc gì, chỉ cần ta thực hiện nó một cách chú tâm, bằng sự say mê, chuyên nghiệp, thì công việc đó đều toát lên vẻ đẹp, đều tạo ra giá trị.

3. 

- Biện pháp tu từ: so sánh. (Việc quét đường được so sánh với Mi-ken-lăng-giơ đang vẽ tranh, Han-đeo và Bét-tô-ven đang soạn nhạc; Sếch-xpia đang làm thơ.)

- Tác dụng: Nhằm thể hiện thông điệp: Mỗi công việc dù là giản dị, bình thường nhất đều có ý nghĩa, sánh ngang tầm với những công việc lớn lao, vĩ đại nhất, nếu như thực hiện nó một cách say mê, bằng cả trái tim. Trong mỗi con người, ai cũng có phẩm chất của người nghệ sĩ, của người sáng tạo, bởi bằng lao động, chúng ta tự sáng tạo nên cuộc sống của mình, trong từng khoảnh khắc. Ẩn sau hình tượng so sánh đó là một thông điệp về sự bình đẳng và là lời kêu gọi mỗi người hãy sống trọn vẹn nhất với mỗi phút giây trong cuộc đời mình.

4. 

- Giọng điệu của người trần thuật trong văn bản là giọng điệu vừa thân mật, vừa hào sảng.

- Giọng điệu thân mật, tâm tình được tạo nên bởi người trần thuật xưng “tôi” vừa đối thoại, trò chuyện với người đọc, vừa chia sẻ chân thành những suy nghĩ của mình. 

- Giọng điệu hào sảng đầy nhiệt huyết và lôi cuốn được tạo nên bởi cấu trúc câu cầu khiến, biện pháp điệp ngữ, hình ảnh so sánh rất bay bổng, đẹp để. Giọng điệu này là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng làm nên sức thuyết phục mạnh mẽ trong các bài diễn văn của Mác-tin Lu-dơ Kinh.

5. "Chiều dài của cuộc đời" ở đây nghĩa là kích thước của sức mạnh bên trong con người, được xây dựng dựa trên việc chấp nhận con người mình, hoàn cảnh sống của mình và sống trọn vẹn với những gì mình có, mỗi việc mình làm.

6. Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta không được phép lựa chọn số phận của mình và phải làm những điều mà bản thân mình không mong muốn. Nhưng dù ở bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, chỉ cần chúng ta có đam mê, có nhiệt huyết, không ngại khó khăn, cố gắng vươn lên thì sẽ gặt hái được thành công.

Bài tập 7. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mâm ngọc, nhằm quý, giá mươi ngàn!

Bình vàng, rượu trong, cốc đáng vạn,

Dằn chén, ném đũa, nuốt không được

Vung gươm bốn mặt, lòng mênh mang!

Băng đầy sông, khó nỗi vượt Hoàng Hài

Tuyết mù trời, không đường lên Thái Hàng!

Rảnh rỗi buông câu bờ suối biếc,

Đường gian nan! Đường gian nan!

Chợt cưỡi thuyền mơ bên thái dương.

Bao ngã rẽ ? Nay đầu rồi ?

Đè sóng cưỡi gió, hẳn có lúc,

Treo thẳng buồm mây vượt bể khơi!

(Lý Bạch, Thơ Đường, Nam Trần tuyển chọn, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội, 1962, tr. 82)

1. Phân tích ý nghĩa của các hình ảnh, biểu tượng trong bài thơ (bình vàng, rượu trong, mâm ngọc, nhằm quý, băng, tuyết, Hoàng Hà, Thái Hàng, thuyền, buồm mây).

2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ được thể hiện qua các yếu tố nào? Phân tích sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

3. So sánh cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Hành lộ nan của Lý Bạch và cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Con đường không chọn của Rô-bớt Phờ-rót.

4. Hình ảnh con đường trong bài thơ ẩn dụ cho điều gì? So sánh với ẩn dụ về con đường trong bài thơ Con đường không chọn của Rô-bớt Phờ-rút.

5. Ba văn bản Con đường không chọn, Hành lộ nan, Một đời như kẻ tìm đường gợi cho bạn suy nghĩ gì về hành trình của con người trong cuộc đời? Liệu con người có thể chủ động lựa chọn và thực hiện được những hoài bão của mình?


Trả lời: 

1. Các hình ảnh bình vàng, rượu trọng, mâm ngọc, nhằm quý biểu trưng cho danh lợi, quyền chức, đời sống xa hoa nơi cung đình. Ngược lại, các hình ảnh băng, tuyết, Hoàng Hà, Thái Hàng lại biểu trưng cho đường đời đầy khó khăn, thử thách. Thuyền, buồm mây ở đây biểu trưng cho lí tưởng, hoài bão được tự do tung hoành ngang dọc, vượt qua các thử thách để thực thi chỉ lớn.

2.

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ được thể hiện qua các hành động: “Dân chén, ném đũa, nuốt không được”, “Vung gươm bốn mặt, lòng mênh mang”, “Rảnh rỗi buông câu bờ suối biếc”, “Chợt cưỡi thuyền mơ bên thái dương”, “Đè sóng cưỡi gió, hẳn có lúc”, “Treo thẳng buồm mây vượt bể khơi”.

- Trong bốn câu thơ đầu, nhân vật trữ tình thể hiện cảm xúc phẫn uất, chua chát khi phải sống trong một cuộc sống xa hoa nhưng tù túng và khát vọng tự do tung hoành ngang dọc (“Dằn chén, ném đũa, nuốt không được/ Vung gươm bốn mặt, lòng mênh mang”).

- Bốn câu thơ tiếp theo thể hiện niềm mơ ước vượt thoát ra khỏi mọi khó khăn, trở ngại của cuộc sống để sống một cuộc sống tự do, theo đuổi lí tưởng, cũng có thể hiểu là khát vọng được phụng sự cho một bậc minh quân ("Chợt cưỡi thuyền mơ bên thái dương”).

- Hai câu thơ tiếp theo lại là một lời tự thán và câu hỏi đầy băn khoăn về những lựa chọn mà mình nên theo đuổi.

- Hai câu thơcuối cùng với một giọng điệu hào hùng, đã khẳng định ý chí và khát vọng mãnh liệt muốn vượt qua mọi trở ngại, thách thức.

=> Có thể nói, mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ là sự xung đột giữa một bên là con người mang lí tưởng cao đẹp, khát vọng tự do và một bên là cuộc sống chật chội, tù túng, đầy những khó khăn, thách thức, trong đó tất cả những cám dỗ của vật chất hay những trở ngại trên đường đời đều không thể đè bẹp được hoài bão và ý chí kiên cường của con người.

3. Có thể thấy, nhân vật trữ tình trong cả hai bài thơ đều được miêu tả trong trạng thái đứng trước con đường nhiều lối rẽ, nhiều lựa chọn. Nhưng, cảm xúc, tâm thế của hai nhân vật trữ tình rất khác nhau. Trong bài thơ Hành lộ nan của Lý Bạch, nhân vật trữ tình thể hiện một ý chí mạnh mẽ và lựa chọn quyết liệt để đi một con đường dẫu nhiều sóng gió, còn trong bài Con đường không chọn, nhân vật trữ tình lại hiện lên như một kẻ đầy băn khoăn, do dự, phân vân với mỗi lựa chọn của mình. Hai trạng thái đó cũng là những trạng thái nhân sinh phổ quát của con người nói chung khi đứng trước những lối rẽ khác nhau trong cuộc đời mình.

4.

- Hình ảnh con đường trong bài thơ được miêu tả thông qua các chi tiết:“Băng đầy sông, khó nỗi vượt Hoàng Hà!/ Tuyết mù trời, không đường lên Thái Hàng! trong lời cảm thán: “Đường gian nan. Đường gian nan!/ Bao ngả rẽ? Nay đâu rồi?". Qua những chi tiết và lời cảm thán này, có thể thấy con đường ở đây tượng trưng cho đường đời nhiều khó khăn, chông gai, nhiều ngả rẽ, thử thách ý chí của con người.

- Trong bài thơ Con đường không chọn, con đường được miêu tả qua các chi tiết: “lối rẽ trong rừng vàng rực lá”, “khúc quanh giữa bụi bờ chìm khuất”, “cỏ rậm muốn mời chân bước”, “thảm lá chưa chân ai hằn dấu thẫm”. Con đường ở đây được miêu tả như một hành trình vô định, mơ hồ, với nhiều lối rẽ mời gọi bước chân của con người. Cùng sử dụng hình tượng con đường để miêu tả hành trinh cuộc đời, nhưng ý nghĩa và những liên tưởng, cảm xúc mà hai hình tượng gợi nên ất khác nhau, thể hiện những tâm t trong hai bài thơ lại rất khác nhau, thể hiện những tâm trạng và lựa chọn rất khác nhau của nhân vật trữ tình.

5. 

- Có thể thấy, trong văn bản Một đời như kẻ tìm đường, tác giả cho rằng cuộc đời là một hành trình một chiều, được dẫn dắt bởi những động lực mà con người khó có thể biết, và mỗi lựa chọn của con người không quan trọng bằng việc người đó sống như thế nào, ứng xử ra sao với mỗi lựa chọn đó của mình. 

- Trong khi đó, ở bài thơ Hành lộ nan, tác giả lại thể hiện quan niệm: Đường đời nhiều gian nan, thử thách, nhiều khúc quanh nhưng không gì có thể khuất phục được khát vọng tự do và ý chí lớn lao của con người. 

- Ở bài thơ Con đường không chọn, cuộc đời lại được ví như một hành trình nhiều ngã rẽ, dù chọn lối nào, ta cũng không thoát khỏi trạng thái phân vân, do dự. 

=>  Mỗi tác phẩm đều thể hiện những quan niệm khác nhau về cuộc sống, về sự chọn lựa cũng như những hành xử khác nhau đối với mỗi chọn lựa của con người. 

Bài tập 8. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Điên rồ" là từ mọi người gọi An-tô-ni-ô Vi-xen-tê (Antonio Vicente), một người Bra-xin (Brazil) muốn trồng lại rừng ở xứ rừng. Bra-xin nổi tiếng có đến 60% diện tích rừng A-ma-dôn (Amazon), rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Từ những năm 60 của thế kỉ trước, rừng A-ma-dôn bắt đầu bị thu hẹp bởi chính sách phát triển nông nghiệp của Bra-xin. Chính phủ khuyến khích đẩy mạnh chăn nuôi bò nên những chủ đồn điền tới chặt hạ rừng để trồng cỏ.

Từ Đông sang Tây, còn nhiều con người điên rồ, mơ mộng như vậy nữa. Tôi có thể kể đến cặp vợ chồng già Thơ-bát (Tubbat) và Thô-xơn-xa-gan (Tosontsagaan) đã mất 15 năm để biến sa mạc thành ốc đảo. Công việc của họ là bản trường ca chiến đấu với sa mạc, họ dùng xe máy chở nước để trồng loài cây xa-xo (saxaul) trên sa mạc, sa mạc biến công sức họ thành cát bụi bởi gió, cát và nắng nóng. Cây chết, họ lại tiếp tục trồng cây mới, làm hàng rào ngăn cát, xe máy hỏng thì đổi xe mới, không lùi bước. Sau 15 năm, hỏng 7 chiếc xe máy, họ đã trồng được 50 000 cây. Cây xa-xo chính là những cái bơm nước sinh học, có cây xa-xo, cỏ mọc lại, sự sống hồi sinh trên sa mạc. Tôi cũng có thể kể đến ông già 78 tuổi Vương Thiên Xương (Wang Tianchang) cùng người con trai Vương Ngân Cát (Wang Yinji) đã trồng cây trong suốt 30 năm để tạo nên một ốc đảo rộng 500 ha ở sa mạc Đảng Cách Lý (Tenggeli), đông bắc Trung Quốc. Ốc đảo cây ấy đã góp phần bảo vệ làng của họ khỏi sự tấn công của sa mạc. Tôi có thể kể đến kẻ điên rồ Ya-cu-ba Xa-va-đô-gô (Yacouba Sawadogo), người đã bị cười nhạo khi muốn trồng rừng ở nơi tất cả các tổ chức, nhà khoa học đã phải bó tay: vùng sa mạc Jóc-ki-na Pha-xó (Burkina F G Xa-ha-ra (Sahara) & Buốc-ki-na Pha-xô (Burkina Farso).

Và tôi còn có thể kể đến nhiều cái tên khác...

Những kẻ mơ mộng đó đã làm nên những kì tích mà hầu hết chúng ta không thể làm nổi. Nhưng ngay cả những chiến công của họ cũng là rất nhỏ bé nếu đem so với những gì con người đã gây ra cho thiên nhiên. Những kẻ mơ mộng ấy muốn rằng càng ngày càng có thêm nhiều người mơ mộng, để trồng thêm dù chỉ một cái cây, và nhiều cây sẽ thành một khu rừng.

Con đường vạn dặm nào cũng bắt đầu từ những bước đi đầu tiên. Trồng một cái cây, làm tổ cho bọ rùa, hay trồng hoa cho lũ ong, biết đâu một ngày nào đó sẽ có một khu rừng mọc lên?

(Theo CANDID, Đời luôn sẵn kẻ mộng mơ, báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 5/3/2018)

1. Luận điểm chính được tác giả trình bày trong văn bản là gì? Luận điểm đó được khai triển dựa trên những lí lẽ, bằng chứng nào?

2. Tóm tắt những nội dung chính trong văn bản bằng một sơ đồ.

3. Những nhân vật, sự kiện nào được đề cập tới trong văn bản? Bạn có suy nghĩ gì về lựa chọn của các nhân vật đó? 

4. Phân tích ý nghĩa của các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản. 

5. Thông điệp bạn nhận được sau khi đọc văn bản này là gì? Thông điệp đó tác động như thế nào đến nhận thức của bạn về bản thân và cuộc sống?


Trả lời: 

1. Luận điểm chính được tác giả trình bày trong văn bản là: Mỗi hành động rất nhỏ của con người để bảo vệ môi trường đều có thể tạo nên một sự thay đổi lớn lao cho Trái Đất.

- Luận điểm này được triển khai dựa trên các bằng chứng:

+ Câu chuyện về An-tô-ni-ô Vi-xen-tê ở Bra-xin muốn trồng lại rừng ở xứ rừng.

+ Câu chuyện về cặp vợ chồng già Thơ-bát và Thô-xơn-xa-gan mất 15 năm biển sa mạc thành ốc đảo.

+ Câu chuyện về ông già 78 tuổi Vương Thiên Xương cùng người con trai Vương Ngân Cát đã trồng cây trong suốt 30 năm để tạo nên một ốc đảo rộng 500 ha ở sa mạc Đằng Cách Lý, đông bắc Trung Quốc.

=> Đây là những bằng chứng cụ thể, khách quan, có thể kiểm chứng và đồng thời gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc, vì thế là những bằng chứng rất có sức thuyết phục.

2. Sơ đồ hoá các thông tin trong văn bản:

sơ đồ hóa

3.

- Tác giả đề cập các nhân vật, sự kiện có thực trong cuộc sống: An-tô-ni-ô Vi-xen-tê ở Bra-xin đã có ý tưởng “điên rồ” muốn trồng lại rừng ở xứ rừng, khi diện tích đất rừng ngày càng thu hẹp lại; cặp vợ chồng già Thơ-bát và Thô-xơn-xa-gan đã mất 15 năm biến sa mạc thành ốc đảo; ông già 78 tuổi Vương Thiên Xương cùng con trai đã trồng cây suốt 30 năm để tạo nên một ốc đảo ở vùng đông bắc Trung Quốc.

- Các nhân vật này đã lựa chọn một cách sống khác, có thể đi ngược lại với đám đông, nhưng họ đã kiên trì theo đuổi lựa chọn đó trong suốt cuộc đời mình, và đã làm nên những kì tích vĩ đại. Đây có thể nói là những câu chuyện truyền cảm hứng, khiến cho ta có thể dũng cảm và kiên trì hơn khi theo đuổi những lựa chọn của mình.

4. Văn bản sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là các số liệu. Các con số như “15 năm trồng cây để biến sa mạc thành ốc đảo”, “trồng cây trong suốt 30 năm” cho thấy sự kiên trì của các nhân vật trong câu chuyện. Các con số “50.000 cây”, “ốc đảo rộng 500 ha ở sa mạc Đẳng Cách Lý” cho thấy thành tích phi thường của các nhân vật trong các câu chuyện.

=> Có thể nói, các số liệu cụ thể, xác thực, có thể kiểm chứng này đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc.

5. 

– Số phận của Trái Đất phụ thuộc vào hành động của mỗi người. Nếu mỗi người đều kiên trì gìn giữ sự sống trên Trái Đất thì có thể làm cho Trái Đất hồi sinh.

– Hãy kiên trì và quyết tâm theo đuổi lí tưởng sống đúng đắn của mình, dù có thể bị coi là khác biệt, thậm chí “điên rồ”.

– Khi quyết tâm và kiên trì thực hiện những việc nhỏ, ta có thể tạo nên những thành quả lớn.

Bài viết liên quan