Wave

Soạn văn bài: Sự phát triển của từ vựng

Hướng dẫn soạn văn lớp 9 tập 1 sgk lớp 9. Cung cấp nguồn tài liệu học tốt hơn bộ môn lớp 9 tập 1.

Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển tư vựng tiếng Việt là phát triển của từ ngữ cơ sở nghĩa gốc của chúng. Giabaitapsgk sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  • Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển tư vựng tiếng Việt là phát triển của từ ngữ cơ sở nghĩa gốc của chúng.
  • Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

Câu 1 (Trang 55 SGK) Trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu (Ngữ văn 8, tập một) có câu Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. Cho biết từ kinh tế trong bài thơ này có nghĩa gì? Ngày nay chúng ta có hiểu từ này theo nghĩa như Phan Bội Châu đã dùng hay không? Qua dó em rút ra nhận xét gì vô nghĩa của từ?

Trả lời: Từ "kinh tế" trong câu "Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế" là cách nói rút gọn từ kinh bang tế thế, có nghĩa là trị nước cứu đời.Ngày nay từ kinh tế không được dùng với nghĩa như thời cụ Phan Bội Châu đã dùng, mà dùng để chỉ toàn bộ các hoạt dộng của con ngươi trong lao động sản xuât, trao đổi, phân phối các sản phẩm làm ra.
Như vậy, chúng ta có thể rút ra nhận xét: Nghĩa của từ thay đổi theo thời gian, có thể mất đi nét nghĩa nào đó và cũng có thể được thêm vào những ý nghĩa mới.

Câu 2 (Trang 55 SGK) Đọc kĩ các câu sau (trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du), chú ý những từ in đậm

a. 

Gần xa nô nức yến anh, 
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.


Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

b.

Được lời như cởi tấm lòng
Giở kim thoa với khăn hồng trao tay


Cũng như như hành viện xưa nay
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người.

 

Tra từ điển tiếng Việt  để biết nghĩa từ xuân, từ tay các câu trên và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển. Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
Trả lời:
a. Từ xuân trong câu : “ … chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” chỉ mùa xuân, khoảng thời gian chuyển tiếp từ đông sang hè thời tiết ấm dần, mở đầu một năm : là nghĩa gốc.
Từ xuân trong câu 2 :… “Ngày xuân em hãy còn dài… “ chỉ tuổi tác, ý nói tuổi trẻ : nghĩa chuyển.
b. Từ tay trong câu thứ nhất “… khăn hồng trao tay” chỉ một bộ phận của cơ thể là nghĩa gốc
. Từ tay trong câu thứ 2 “ … cũng phường bán thịt cũng tay buôn người “chỉ người chuyên hoạt động hay người giỏi, thạo về một môn, một nghề nào đó là nghĩa chuyển (hình thành theo phương thức hoán dụ).

Cập nhật kiến thức mới nhất bắt kịp xu hướng và chương trình mới được Bộ giáo dục cập nhật.

Mong rằng, với những gợi ý trên của Trang tài liệu có thể giúp các em học sinh học tập và nâng cao kiến thức một cách tốt nhất