Wave

Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực trong bài thơ "Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu".

Những đoạn văn hay bài văn mẫu lớp 8 Kết Nối Tri Thức do Giaibaitapsgk tổng hợp đều đảm bảo các tiêu chí: theo sát chương trình, hay và ngắn gọn. Hơn nữa, việc trình bày các bài văn mẫu theo từng chủ cụm chủ đề, rồi đến chủ đề nhỏ giúp các em học sinh dễ dàng tra cứu, tham khảo bất cứ lúc nào. Mỗi cụm chủ đề với những bài văn mẫu lớp 8 hay, ngắn gọn cũng giúp các em có thêm ý tưởng để triển khai đoạn viết của mình.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 8 bộ sách kết nối tri thức. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực trong bài thơ "Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu".

Đề bài: Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực trong bài thơ "Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu".

Bài tham khảo 1:

 Sang hai câu thực, sĩ tử và quan trường được nhà thơ Tú Xương biếm họa rất tài tình:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa”

Tú Xương có biệt tài mà Nguyễn Công Hoan tôn như “thần thơ thánh chữ” là chỉ trong một chữ đã lột tả được thần thái của sự vật. Chỉ một từ “lôi thôi” được đảo ra phía trước, nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. Sĩ tử mà bút mực đâu không thấy, chỉ nổi bật lủng lẳng một cái lọ (vì đường xa, phải đeo theo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhô’ nhăng. Còn quan trường thì “ậm ọe” giọng như mửa. Sĩ tử thì đông vì dồn cả hai trường thi lại nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” tởm lợm thật đáng ghét. Thái độ trào lộng của nhà thơ thật rõ ràng. Đô'i với “sĩ tử”, Tú Xương thấy nhếch nhác đáng thương; đối với “quan trường”, Tú Xương khinh ghét ra mặt. Quan trường của một kì thi quốc gia bát nháo mà còn “ậm ọe” không biết nhục.

Bài tham khảo 2:

Câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” là một cảnh hài hước, chua chát. Đảo ngữ hai chữ “lôi thôi” lên đầu câu thơ gây ấn tượng nhếch nhác đáng buồn “vai đeo lọ”. Ậm oẹ nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm doạ. Cấu trúc câu thơ đảo ngữ đưa hai tiếng tượng thanh “ậm oẹ” lên đầu câu thơ để làm nổi bật hình ảnh các quan trường “miệng thét loa”. Trường thi không còn là chốn tôn nghiêm nền nếp nữa, quá lộn xộn, quá ồn ào, khác nào cảnh họp chợ, nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” như thế. Tú Xương đối rất chỉnh làm hiện lên hai hình ảnh trung tâm của trường thi. Sĩ tử thì lôi thôi nhếch nhác, mất đi cái vẻ nho nhã thư sinh. Quan trường, giám thị, giám khảo cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có.

Bài tham khảo 3:

Hai câu thực miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh bằng hai nét vẽ rất đặc sắc. Vì là người trong cuộc nên Tú Xương mới làm nổi bật cái thần của quang cảnh trường thi như vậy. Dáng hình sĩ tử thì “vai đeo lọ” trông thật nhếch nhác, “lôi thôi”. Sĩ tử là người đi thi, là những trí thức trong xã hội phong kiến từng theo nghiệp bút nghiên. Trong đám sĩ tử “lôi thôi” sẽ xuất hiện những ông cử, ông tiến sĩ, ông tú nay mai. Câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” là một cảnh hài hước, chua chát. Đảo ngữ hai chữ “lôi thôi” lên đầu câu thơ gây ấn tượng nhếch nhác đáng buồn “vai đeo lọ”. Lọ mực hay lọ đựng nước uống trong ngày thi? Đạo học (chữ Hán) đã cuối mùa, “Sĩ khí rụt rè gà phải cáo - Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi” nên trường thi mới có hình ảnh mỉa mai “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” ấy. 

Bài tham khảo 4:

Hai câu 3, 4 tả thực sĩ tử và quan trường Việt Nam. Cái nhìn thi cử được lọc qua tâm trạng chán nản, đau buồn của tác giả đã chuyển thành những hình ảnh hài hước mà chua chát. Việc đảo ngữ có hiệu quả đánh kể: Nhà thơ chủ yếu không quan sát sĩ tử mà đập vào mắt là dáng vẻ lôi thôi của họ. Sự sa sút Nho phong sĩ khí là ấn tượng nổi bật. Nhà thơ không nghe nội dung lời nói của quan trường mà nghe thấy âm thanh méo mó, kì dị của tiếng loa phát ra - Ậm oẹ quan trường miệng thét loa. Thét làm ra vẻ hách dịch, ra vẻ ta đây đang là chú nhưng vị trí thực của quan trường cũng như quan lại nói chung lúc đó ra sao thì hai câu thơ 5, 6 sẽ nói rõ.

Với những bạn muốn nâng cao môn Tiếng Việt lớp 8 thì đừng quên tham khảo phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 8 Kết Nối Tri Thức cuối tuần. Trong quá trình làm phiếu bài tập các em sẽ được ôn tập và nhắc lại kiến thức một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Ngoài Tuyển tập làm văn lớp 8 Kết Nối Tri Thức chúng tôi có rất nhiều tài liệu giúp các em học tập tốt khác. Mong rằng sử dụng những tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức hiệu quả, cũng như biết cách viết văn sao cho hay và sinh động. Từ đó giành được số điểm cao trong những bài kiểm tra sắp tới.

Bài viết liên quan