Trắc nghiệm Vật lí 7 chân trời bài 15 Ánh sáng, tia sáng
Với bộ tài liệu hướng dẫn giải trắc nghiệm 7 Chân Trời Sáng Tạo theo chương trình mới của Giaibaitapsgk các em học sinh có thể hoàn thành tốt chương trình học.
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 bài 15 Ánh sáng, tia sáng - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Năng lượng ánh sáng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào?
- A. Điện năng.
- B. Quang năng.
- C. Nhiệt năng.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 2: Người ta quy ước biểu diễn tia sáng bằng
A. một đường thẳng có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.
- B. một đường gấp khúc có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.
- C. một đường cong có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.
- D. một đường tròn có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.
Câu 3: Một vật cản được đặt trong khoảng giữa một bóng đèn điện đang sáng và một màn chắn. Để trên màn xuất hiện bóng nửa tối thì cần có điều kiện nào sau đây?
- A. Kích thước bóng đèn rất nhỏ.
- B. Bóng đèn phải rất sáng.
- C. Ánh sáng bóng đèn phải có màu vàng.
D. Kích thước bóng đèn khá lớn.
Câu 4: Hình 15.1 biểu diễn một tia sáng truyền trong không khí, mũi tên cho ta biết
- A. màu sắc của ánh sáng.
B. hướng truyền của ánh sáng.
- C. tốc độ truyền ánh sáng.
- D. độ mạnh yếu của ánh sáng.
Câu 5: Trong thí nghiệm tạo bóng với nguồn sáng rộng, kích thước bóng nửa tối thay đổi thế nào khi di chuyển màn chắn ra xa vật cản sáng?
A. Tăng lên.
- B. Giảm đi.
- C. Không thay đổi.
- D. Lúc đầu giảm đi, sau đó tăng lên.
Câu 6: Trong thí nghiệm tạo bóng với nguồn sáng rộng, kích thước bóng nửa tối thay đổi thế nào khi di chuyển màn chắn ra xa vật cản sáng?
A. tăng lên
- B. giảm đi
- C. không thay đổi
- D. lúc đầu giảm đi, sau đó tăng lên
Câu 7: Có mấy loại chùm sáng thường gặp. Đó là các chùm sáng nào?
- A. Có 2 loại chùm sáng: chùm sáng song song và chùm sáng giao nhau.
B. Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kỳ.
- C. Có 2 loại chùm sáng: chùm sáng song song và chùm sáng phân kỳ.
- D. Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng giao nhau, chùm sáng phân kỳ.
Câu 8: Chùm ánh sáng phát ra từ đèn pha xe máy khi chiếu xa là chùm ánh sáng
- A. hội tụ
- B. phân kì
C. song song
- D. Cả A, B, C đều sai
Câu 9: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, ta quan sát thấy trên bức tường?
- A. Một vùng tối hình bàn tay
- B. Vùng sáng được chiếu sáng đầy đủ
- C. Một vùng bóng tối tròn
D. Một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn.
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến năng lượng ánh sáng?
A. Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt nước.
- B. Ánh sáng mặt trời làm cháy bỏng da.
- C. Bếp mặt trời nóng lên nhờ ánh sáng mặt trời.
- D. Ánh sáng mặt trời dùng để tạo điện năng.
Câu 11: Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng Mặt Trời đã chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành
A. điện năng
- B. nhiệt năng
- C. hóa năng
- D. cơ năng
Câu 12: Tại một nơi, có xảy ra nhật thực một phần, khi đó:
- A. Người ở đó không nhìn thấy Mặt Trăng
B. Người ở đó chỉ nhìn thấy một phần Mặt Trời.
- C. Ở đó nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng
- D. Người ở đó không nhìn thấy Mặt Trăng lẫn Mặt Trời
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Mặt Trời là nguồn năng lượng ánh sáng và nguồn năng lượng nhiệt chính trên Trái Đất.
- B. Năng lượng ánh sáng cần cho sự phát triển của thực vật.
C. Ánh sáng không có năng lượng vì không có tác dụng lực.
- D. Năng lượng ánh sáng có thể chuyển thành nhiệt.
Câu 14: Chùm sáng phát ra từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất là
A. chùm sáng song song.
- B. chùm sáng hội tụ.
- C. chùm sáng phân kì.
- D. ban đầu hội tụ sau đó song song.
Câu 15: Vùng tối là vùng
A. không nhận được ánh sáng từ nguồn truyền tới.
- B. nhận được một phần ánh sáng từ nguồn truyền tới.
- C. nhận được toàn bộ ánh sáng từ nguồn truyền tới.
- D. cản trở ánh sáng truyền tới vật.
Câu 16: Ta không nhìn thấy được một vật là vì:
- A. Vật đó không tự phát ra ánh sáng
- B. Vật đó có phát ra ánh sáng nhưng bị vật cản che khuất làm cho những ánh sáng từ vật đó không thể truyền đến mắt ta
C. Vì mắt ta không nhận được ánh sáng.
- D. Các câu trên đều đúng
Câu 17: Trường hợp nào dưới đây ta không nhận biết được miếng bìa màu đen?
- A. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy xanh rồi đặt dưới ánh đèn điện
B. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy trắng rồi đặt trong phòng tối
- C. Đặt miếng bìa đen trước một ngọn nến đang cháy
- D. Đặt miếng bìa đen ngoài trời nắng
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Các tia sáng là đường cong.
B. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng gọi là tia sáng.
- C. Các tia sáng luôn song song nhau.
- D. Các tia sáng cho ta biết ánh sáng truyền nhanh hay chậm.
Câu 19: Chọn đáp án sai.
A. Quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đoạn thẳng gọi là tia sáng.
- B. Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kỳ.
- C. Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng, có mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng.
- D. Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những chùm sáng.
Câu 20: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau đây.
Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những …
A. Chùm sáng.
- B. Tia sáng.
- C. Ánh sáng.
- D. Năng lượng.
Câu 21: Dụng cụ thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng chuyển hóa thành điện năng gồm:
- A. pin quang điện, bóng đèn Led, dây nối.
- B. đèn pin, pin quang điện, điện kế, dây nối.
- C. đèn pin, pin quang điện, bóng đèn Led.
D. pin quang điện, dây nối.
Câu 22: Chọn phát biểu sai. Vật cản sáng (chắn sáng) là vật?
- A. Không cho ánh sáng truyền qua
- B. Đặt trước mắt người quan sát
- C. Cản đường truyền của ánh sáng
D. Cho ánh sáng truyền qua.
Câu 23: Bóng nửa tối là gì?
- A. Vùng nằm sau vật chắn sáng và không có ánh sáng chiếu tới
B. Vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng
- C. Vùng được chiếu sáng đầy đủ
- D. Vùng nằm cạnh vật chắn sáng
Câu 24: Một mục tiêu di động giữa A và B ở bên kia một bức tường, trên bức tường có một lỗ thủng nhỏ (H15.2). Ở bên này bức tường, quan sát viên cần phải đặt mắt quan sát trong khoảng nào để nhìn thấy mục tiêu?
- A. Từ P đến M
B. Từ M đến N
- C. Từ M đến Q
- D. Từ P đến N
Câu 25: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
- A. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau tại một điểm trên đường truyền.
- B. Chùm sáng song song gồm các tia sáng không thể cắt nhau.
C. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng xuất phát từ cùng một điểm.
- D. Trong chùm sáng phân kì, khoảng cách càng xa nguồn thì chùm sáng càng loe rộng.
Tham khảo thêm giáo án 7 để có thể dễ dàng hệ thống kiến thức, nắm bắt trọng điểm trong sách giáo khoa Chân Trời Sáng Tạo. Từ đó có thể ôn tập và chuẩn bị thi học kì 1, học kì 2, cuối năm một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian.
Với hướng dẫn giải bài tập 7 sách Chân Trời Sáng Tạo của Giaibaitapsgk.net cha mẹ có thể đồng hành học tập cùng con một cách dễ dàng. Đừng quên tham khảo bảng từ vựng Vật lí 7 bài 1, 2, 3,... mà chúng tôi để tổng hợp để ôn tập trước kì thi và giành được kết quả tốt nhất. Đừng quên tham khảo thêm hướng dẫn giải 7