Trắc nghiệm Tin học 7 chân trời bài 4 Phân loại tệp và bảo vệ dữ liệu trong máy tính
Dưới đây là bộ tài liệu giải bài tập lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo chi tiết. Trong đó có đủ nội dung quan trọng của 16 bài học. Nội dung giải được chúng tôi chia thành từng cụm chủ đề tương ứng với mỗi bài học trên lớp nên việc tra cứu và sử dụng tài liệu tương đối đơn giản. Hơn nữa, hướng dẫn giải bài tập lớp 7 chi tiết, dễ hiểu sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng hiểu, nắm bắt cách làm đúng.
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 7 bài 4 Phân loại tệp và bảo vệ dữ liệu trong máy tính - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tệp Baitap.docx với phần mở rộng là .docx cho biết đó là tệp loại gì?
- A. Trình chiếu.
- B. Văn bản.
- C. Hình vẽ.
D. Word.
Câu 2: Đâu là tên của phần mềm diệt virut là:
A. Bkav
- B. Zalo
- C. Google Chorm
- D. Unikey
Câu 3: Hãy chọn các biểu sai về tệp và phân loại tệp.
- A. Phần mở rộng của tập giúp nhận biết loại tệp. Phần mở rộng của tệp gồm những kí tự sau dấu chấm cuối cùng trong tên tệp.
- B. Tệp được phân loại theo định dạng của tệp. Phần mở rộng của tập giúp hệ điều hành và người sử dụng biết tệp thuộc loại nào.
C. Khi tạo tệp mới, người dùng bắt buộc phải gõ phần mở rộng của tệp.
- D. Biểu tượng phần mềm trước tên tệp giúp người dùng nhận biết phần mềm có thể xử lí tệp.
Câu 4: Phần mềm trình chiếu Power Point có thể xử lí tệp có phần mở rộng là gì?
A. .pptx.
- B. .docx.
- C. .xls.
- D. .png.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Phần mềm diệt virus giúp ngăn ngừa, diệt phần mềm độc hại.
- B. Bật chức năng Windows Defender Firewall giúp hạn chế sự tấn công của phần mềm độc hại.
C. Máy tính đã có phần mềm diệt virus, bật chức năng tường lửa thì không thể bị nhiễm phần mềm độc hại được nữa.
- D. Sử dụng máy tính một cách có hiểu biết giúp bạn hạn chế lay nhiễm phần mềm độc hại.
Câu 6: Để bảo vệ dữ liệu trong máy tính của mình, em nên làm gì?
- A. Cần nắm vững các nguyên tắc sử dụng máy tính để đảm bảo an toàn dữ liệu.
- B. Thường xuyên sao lưu dữ liệu định kì.
- C. Cập nhập bản vá lỗi hệ điều hành.
- D. Cài đặt phần mềm diệt virut trên máy tính.
E. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Chọn câu sai trong các câu sau?
- A. Sao lưu dữ liệu là việc sao chép dữ liệu cần được bảo vệ sang một nơi khác.
- B. Sao lưu nội bộ là bản gốc và bản sao được lưu trữ trong cùng một máy tính.
C. Sao lưu từ xa là lưu trữ bản sao trên máy tính đang sử dụng ở nơi khác.
- D. Sao lưu ngoài là bản sao được lưu trữ ở ngoài máy tính chứa bản gốc.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Phần mềm diệt virus giúp ngăn ngừa, diệt phần mềm độc hại.
B. Máy tính không cần cài đặt phần mềm diệt virus.
- C. Tường lửa là công cụ để chống lại sự truy cập trái phép qua mạng máy tính.
- D. Phần mềm độc hại có thể xóa, làm hỏng, lấy cắp dữ liệu lưu trữ trong máy tính.
Câu 9: Trong các tệp sau, đâu là tệp âm thanh?
- A. Maitruongmenyeu.docx
B. Maitruongmenyeu.mp3
- C. Maitruongmenyeu.pptx
- D. Maitruongmenyeu.xlsx
Câu 10: Thực hiện việc nào dưới đây không giúp ngăn chặn phần mềm độc hại trên máy tính?
A. Không cập nhật bản sửa lỗi phần mềm để cải thiện tính năng bảo mật của hệ thống.
- B. Kiểm tra kĩ độ tin cậy trước khi nháy chuột vào các liên kết hoặc tải dữ liệu từ Internet.
- C. Thận trọng khi mở tệp đính kèm trong thư điện tử từ địa chỉ lạ gửi đến.
- D. Không sao chép dữ liệu từ các thiết bị lưu trữ ngoài chưa đủ độ tin cậy.
Câu 11: Để việc tìm kiếm dữ liệu trong máy tính được dễ dàng và nhanh chóng, khi đặt tên thư mục và tệp em nên:
- A. Đặt tên theo ý thích như tên người thân hay tên thú cưng.
B. Đặt tên sao cho dễ nhớ và để biết trong đó chứa gì.
- C. Đặt tên giống như trong ví dụ của sách giáo khoa.
- D. Đặt tên tùy ý, không cần theo quy tắc gì.
Câu 12: Tác hại của virus máy tính là gì?
- A. Tiêu tốn tài nguyên hệ thống.
- B. Phá hủy hoặc đánh cắp dữ liệu.
- C. Gây khó chịu cho người dùng.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 13: Tệp được phân loại theo cách nào?
- A. Tên của tệp.
B. Định dạng của tệp.
- C. Kích thước của tệp.
- D. Nơi lưu tệp.
Câu 14: Dựa vào đâu em có thể nhận biết được loại tệp?
- A. Dựa vào phần tên.
- B. Dựa vào màu sắc.
- C. Dựa vào hình dạng.
D. Dựa vào phần mở rộng.
Câu 15: Phương án nào dưới đây là tên phần mềm có thể bảo vệ máy tính tránh được virus?
A. Windows Defender.
- B. Mozilla Firefox.
- C. Microsoft Windows.
- D. Microsoft Word.
Câu 16: Hãy chọn các phát biểu sai
- A. Thận trọng khi thực hiện các thao tác xoá, đổi tên, đổi phần mở rộng, di chuyển tập chương trình vì có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy tính.
B. Chương trình máy tính không phải là dữ liệu được lưu trữ ở dạng tệp trên thiết bị nhớ.
- C. Tệp chương trình cũng có nhiều loại và được phân biệt bởi phần mở rộng như: .exe (executable), .com (command), .msi (Microsoft Installer), .bat (batch).
- D. Các hệ điều hành thường có chức năng tường lửa để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công từ phần mềm độc hại.
Câu 17: Để phòng tránh virus, chúng ta nên tuân thủ thực hiện đúng việc nào sau đây?
- A. Không truy cập Internet.
B. Định kỳ quét và diệt virus bằng các phần mềm diệt virus.
- C. Mở những tệp gửi kèm trong thư điện tử gửi từ địa chỉ lạ.
- D. Chạy các chương trình tải từ Internet về.
Câu 18: Để bảo vệ dữ liệu ta cần:
- A. Thường xuyên tải và cài đặt phần mềm trên mạng.
B. Sao lưu dữ liệu.
- C. Mở thư điện tử được gửi từ người lạ.
- D. Tắt phần mềm diệt virus ở máy tính.
Câu 19: Cùng với việc hiển thị tên tệp, hệ điều hành làm gì để giúp người dùng dễ nhận biết cách xử lí tệp?
A. Hiển thị biểu tượng của phần mềm ứng dụng có thể xử lí tệp.
- B. Hiển thị đuôi tệp.
- C. Hiển thị tên tệp.
- D. Hiển thị kích thước tệp.
Câu 20: Phần mở rộng .exe (executable) là tệp gì?
A. Tệp chương trình
- B. Tệp trình chiếu
- C. Tệp văn bản
- D. Tệp hình ảnh
Khám phá tài liệu giải vở bài tập lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo. Sử dụng tài liệu các em có thể nhanh chóng hoàn thành bài tập về nhà và đưa ra câu trả lời chính xác.
Ngoài hướng dẫn giải bài tập lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo chúng tôi còn rất nhiều tài liệu học tốt Tin Học hữu ích khác. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật những tài liệu, mẹo học tập hữu ích sớm nhất. Chúc các em học tập tốt!