Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời bài 22 Vai trò của trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật
Dưới đây là bộ tài liệu hướng dẫn soạn 7 Chân Trời Sáng Tạo chi tiết theo bài. Mỗi bài soạn đều theo sát chương trình học trên lớp của các em học sinh nên việc tra cứu, tìm kiếm thông tin cũng tương đối đơn giản nhanh chóng. Cùng với đó là phần tài liệu ôn tập cuối học kì kèm phiếu nhận xét môn Văn 7 giúp các em học sinh hệ thống, củng cố kiến thức nhanh chóng, từ đó sẵn sàng cho những kì thi lớn sắp tới.
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 22 Vai trò của trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Quang hợp là quá trình biến đổi
- A. Nhiệt năng được biến đổi thành hóa năng
- B. Quang năng được biến đổi thành nhiệt năng
C. Quang năng được biến đổi thành hóa năng
- D.Hóa năng được biến đổi thành nhiệt năng
Câu 2: Quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở những loài sinh vật nào?
- A. Động vật
- B. Thực vật
- C. Vi sinh vật
D. Cả A, B và C
Câu 3: Nguồn năng lượng cơ thể sinh vật giải phóng ra ngoài môi trường dưới dạng nào là chủ yếu?
- A. Cơ năng.
- B. Động năng.
- C. Hóa năng.
D. Nhiệt năng.
Câu 4: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh vật
- A. phát triển kích thước theo thời gian
B. tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động
- C. tích lũy năng lượng
- D. vận động tự do trong không gian
Câu 5: Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường?
- A. Oxygen.
B. Carbon dioxide.
- C. Chất dinh dưỡng.
- D. Vitamin.
Câu 6: Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng tạo ra ... cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
- A. Hóa năng
- B. Nhiệt Năng
- C. Động năng
D. Năng lượng
Câu 7: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?
- A. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ.
- B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.
- C. Con người, vật nuôi, cây trồng.
D. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ.
Câu 8: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào?
- A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.
- B. Quá trình chuyển hóa năng lượng.
C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.
Câu 9: Quá trình trao đổi chất của con người thải ra môi trường những chất nào?
A. Khí carbon dioxide, nước tiểu, mô hôi.
- B. Khí oxygen, nước tiểu, mồ hôi, nước mắt.
- C. Khí oxygen, khí carbon dioxide, nước tiểu.
- D. Khí oxygen, phân, nước tiểu, mồ hôi.
Câu 10: Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật?
- A. Xây dựng cơ thể.
- B. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của sinh vật.
C. Giúp phân hủy sinh vật.
- D. Loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.
Câu 11: Quá trình hấp thu khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide được diễn ra tại hệ cơ quan nào trong cơ thể?
- A. Hệ tuần hoàn.
B. Hệ hô hấp.
- C. Hệ tiêu hóa.
- D. Hệ thần kinh.
Câu 12: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?
- A. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò đảm bảo cho sinh vật tồn tại.
- B. Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.
- C. Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
D. Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng với môi trường, khi trao đổi chất dừng lại thì sinh vật sẽ sinh sản.
Câu 13: Dựa vào kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm. Đó là
- A. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
B. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng.
- C. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
- D. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hóa dưỡng.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể?
- A. Tạo ra nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
B. Sinh ra nhiệt để giải phóng ra ngoài môi trường.
- C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
- D. Tạo ra các sản phẩm tham gia hoạt động chức năng của tế bào.
Câu 15: Trong quá trình trao đổi chất, luôn có sự
- A. giải phóng năng lượng.
- B. tích lũy (lưu trữ) năng lượng.
C. giải phóng hoặc tích lũy năng lượng.
- D. phản ứng dị hóa.
Câu 16: Trong quá trình quang hợp, cây xanh chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng nào sau đây?
- A. Cơ năng.
- B. Quang năng.
C. Hóa năng.
- D. Nhiệt năng.
Câu 17: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với
- A. sự chuyển hóa của sinh vật.
- B. sự biến đổi các chất.
- C. sự trao đổi năng lượng.
D. sự sống của sinh vật.
Câu 18: Quá trình trao đổi chất là:
A. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.
- B. Quá trình cơ thể trực tiếp lấy các chất từ môi trường sử dụng các chất này cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.
- C. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể.
- D. Quá trình biến đổi các chất trong cơ thể cơ thể thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.
Câu 19: Cho các chất sau:
1. Oxygen
2. Carbon dioxide
3. Chất dinh dưỡng
4. Nước uống
5. Năng lượng nhiệt
6. Chất thải
Trong quá trình trao đổi chất ở người, cơ thể người thu nhận những chất nào?
- A. 1, 2, 3, 4, 5.
- B. 1, 2, 3, 4.
- C. 1, 3, 4, 5.
D. 1, 3, 4.
Câu 20: Chuyển hoá cơ bản là gì?
- A. Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực
- B. Năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.
- C. Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
D. Năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
Câu 21: Chất nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào?
- A. Carbon dioxide.
- B. Oxygen.
C. Nhiệt.
- D. Tinh bột.
Câu 22: Trao đổi chất và chuyển hoá..... là đặc điểm cơ bản của sự sống, quá trình này có hai vai trò cơ bản là...... cơ thể.
A. Năng lượng/ cung cấp năng lượng và kiến tạo
- B. Tổng hợp/ phân giải.
- C. Năng lượng/ phân giải.
- D. Tổng hợp/ cung cấp năng lượng và kiến tạo
Câu 23: Tại sao khi làm việc nặng hay vận động mạnh trong thời gian dài, cơ thể thường nóng lên, nhịp thở tăng, mồ hôi toát ra nhiều, nhanh khát và nhanh đói.
- A. Các tế bào cơ cần phải được cung cấp nhiều năng lượng hơn nên cần lượng oxygen và vật chất nhiều hơn nên nhanh đói.
- B. Các tế bào cơ cần phải được cung cấp nhiều năng lượng hơn nên cần lượng oxygen và vật chất nhiều hơn nên mồ hôi toát ra nhiều.
- C. Nhịp tim nhanh hơn để giúp máu vận chuyển khí oxygen và vật chất đến các tế bào cơ và vận chuyển khí carbonic và chất thải từ tế bào đi một cách kịp thời.
D. Phương án A, C đều đúng.
Câu 24: Chọn phát biểu đúng. Trao đổi chất ở sinh vật là gì?
- A. Sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường giúp sinh vật phát triển.
- B. Quá trình biến đổi vật lí của các chất từ thể rắn sang thể lỏng trong cơ thể sinh vật.
C. Tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.
- D. Quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, giúp sinh vật lớn lên, phát triển và sinh sản.
Câu 25: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình trao đổi chất ở sinh vật?
(1) Chuyển hóa các chất ở tế bào được thực hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất.
(2) Chuyển hóa các chất luôn đi kèm với giải phóng năng lượng.
(3) Trao đổi chất ở sinh vật gồm quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.
(4) Tập hợp tất cả các phản ứng diễn ra trong và ngoài cơ thể được gọi là quá trình trao đổi chất.
- A. 1.
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Đừng quên tham khảo thêm bộ đề lớp 7 kì 2, kì; đề thi Trạng Nguyên 7; đề ViOlympic lớp 7 siêu hay do Giaibaitapsgk.net tổng hợp mới nhất. Đây chắc chắn là tài liệu ôn thi và củng cố kiến thức siêu hiệu quả.
Mong rằng những tài liệu hướng dẫn soạn, giải vở bài tập 7 tập 2, tập 1 mà Giaibaitapsgk cung cấp sẽ giúp các em học sinh rút ngắn thời gian học tập. Bộ đề thi học sinh giỏi: Trạng Nguyên lớp 7 và ViOlypic lớp 7 giúp các em học sinh nâng cao khả năng của bản thân, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo siêu hữu ích.