Trắc nghiệm KHTN 7 kết nối bài 6 Giới thiệu về liên kết hóa học
Toàn bộ những câu hỏi tương ứng với hơn 30 bài học trong SGK Kết Nối Tri Thức đều được Giaibaitapsgk giải đáp chi tiết. Ngoài hướng dẫn trả lời câu hỏi những hình ảnh cũng được chúng tôi khéo léo lồng ghép vào chương trình giúp bài hướng dẫn giải bài tập lớp 7 Kết Nối Tri Thức thêm phần sinh động, dễ ghi nhớ hơn.
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chất nào sau đây không phải là hợp chất cộng hóa trị:
- A. SO2
- B. CO2
C. NaCl
- D. H2O
Câu 2: Phân tử methane gồm một nguyên tử carbon liên kết với bốn nguyên tử hydrogen. Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong methane, nguyên tử carbon góp chung bao nhiêu electron với mỗi nguyên tử hydrogen?
A. Nguyên tử carbon góp chung 1 electron với mỗi nguyên tử hydrogen
- B. Nguyên tử carbon góp chung 2 electron với mỗi nguyên tử hydrogen
- C. Nguyên tử carbon góp chung 3 electron với mỗi nguyên tử hydrogen
- D. Nguyên tử carbon góp chung 4 electron với mỗi nguyên tử hydrogen
Câu 3: Trong phân tử NaCl, nguyên tử Na và nguyên tử Cl liên kết với nhau bằng liên kết
- A. Cộng hóa trị
B. Ion
- C. Kim loại
- D. Phi kim
Câu 4: Ở điều kiện thường, phát biểu nào sau đây không chính xác?
- A. Hợp chất chỉ có liên kết cộng hóa trị là chất cộng hóa trị
- B. Hợp chất chỉ có liên kết ion là chất ion
- C. Một số hợp chất có cả liên kết ion và liên kết cộng hóa trị
D. Ở điều kiện thường, hợp chất ở thể rắn là chất ion
Câu 5: Cho các hợp chất sau: MgCl2, Na2O, NH3, HCl, NaCl. Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị
A. NH3 và HCl
- B. Na2O và NH3
- C. MgCl2 và Na2O
- D. HCl và NaCl
Câu 6: Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm thường chứa bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?
- A. 5;
- B. 6;
- C. 7;
D. 8.
Câu 7: Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng
- A. Nhận thêm electron;
- B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể;
C. Nhường bớt electron;
- D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.
Câu 8: Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử phi kim có khuynh hướng
- A. Nhận thêm electron;
- B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể;
C. Nhường bớt electron;
- D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.
Câu 9: Cho các ion: K+, Mg2+, SO42-, Cl-, NH4+, NO3-. Có bao nhiêu ion dương?
A. 3;
- B. 4;
- C. 5;
- D. 6.
Câu 10: Cho các ion: Na+, SO42-, Fe3+, Cl-, NH4+, NO3-. Có bao nhiêu ion âm?
A. 3;
- B. 4;
- C. 5;
- D. 6.
Câu 11: Các hạt tạo nên hầu hết nguyên tử là:
- A. electron và neutron
- B. proton và neutron
- C. electron và proton
D. electron, proton và neutron
Câu 12: Hạt mang điện dương trong nguyên tử là:
- A. electron
- B. neutron
- C. proton và electron
D. proton
Câu 13: Nguyên tử X có 17 proton. Số hạt electron của nguyên tử X là:
A. 17
- B. 18
- C. 19
- D. 16
Câu 14: Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là
- A. electron
B. proton
- C. neutron
- D. proton và electron
Câu 15: Khối lượng của nguyên tử bằng
A. tổng khối lượng các hạt proton, hạt neutron và hạt electron
- B. tổng khối lượng các hạt proton và hạt neutron
- C. tổng khối lượng các hạt proton và hạt electron
- D. tổng khối lượng các hạt neutron và hạt electron
Câu 16: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi:
- A. Sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử;
- B. Sự cho nhận của cặp electron hóa trị;
C. Liên kết giữa ion dương và ion âm;
- D. Liên kết giữa các ion dương trong phân tử.
Câu 17: Liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử là liên kết nào?
- A. Liên kết ion;
B. Liên kết cộng hóa trị;
- C. Liên kết hydrogen;
- D. Liên kết kim loại.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng về chất ion?
A. Chất ion là chất được tạo bởi các ion dương và ion âm;
- B. Ở điều kiện thường, chất ion thường ở thể rắn, lỏng, khí;
- C. Chất ion dễ bay hơi, kém bền nhiệt;
- D. Chất ion không tan được trong nước.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai về chất cộng hóa trị?
- A. Chất cộng hóa trị là chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị;
- B. Ở điều kiện thường, chất cộng hóa trị có thể ở thể rắn, lỏng, khí;
- C. Chất cộng hóa trị thường dễ bay hơi, kém bền nhiệt;
D. Chất cộng hóa trị không tan được trong nước.
Câu 20: Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion?
- A. H2S, Na2O;
- B. CH4, CO2;
C. CaO, KCl;
- D. SO2, NaCl.
Tham khảo bộ đề thi lớp 7 theo chương trình Kết Nối Tri Thức được chúng tôi cập nhật năm 2022 - 2023 để làm quen với những câu hỏi thường gặp trong đề thi. Phát hiện và kịp thời củng cố những kiến thức còn thiếu của mình và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.
Sử dụng bộ tài liệu học tốt của Giaibaitapsgk với hướng dẫn giải bài tập lớp 7 Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em tiết kiệm thời gian học. Đồng thời bộ câu hỏi trắc nghiệm, bộ đề thi chính là công cụ hữu ích để các em ôn tập, phát hiện kiến thức cần bổ sung nhanh chóng, kịp thời.