Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức Chủ đề 3 Bài 1 Vượt qua khó khăn
9 chủ đề chính trong chương trinh 7 Kết Nối Tri Thức đều được Giaibaitapsgk tổng hợp qua những câu hỏi trắc nghiệm ngắn gọn. Các em có thể lựa chọn bộ câu hỏi tương ứng với từng tuần học để ôn tập kiến thức. Hơn nữa, các em học sinh có thể trực tiếp chọn câu trả lời và đối chiếu đáp án tự động ngay cuối trang siêu tiện lợi.
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 tuần 3: Trách nhiệm với bản thân - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cách để vượt qua một môn học khó trong học tập đó là?
- A. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập môn học đó
- B. Suy nghĩ tích cực và tìm kiếm sự hỗ trợ
- C. Xác định được nguyên nhân vì sao bản thân chưa học tốt môn học đó
D. Tất cả các phương án trên
Câu 2: Một số cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống là?
- A. Thường xuyên trải nghiệm kiểm soát cảm xúc, quan sát và tự rút ra bài học kinh nghiệm
- B. Xem khó khăn như là thử thách giúp cá nhân rèn luyện sự kiên trì, chăm chỉ và tôi luyện ý chí
- C. Hãy luôn nghĩ mình có thể làm được, mình có thể thay đổi, có thể tiến bộ
D. Tất cả các phương án trên
Câu 3: Đâu được xem là khó khăn trong cuộc sống?
A. Bài toán khó
- B. Món ăn ngon
- C. Bộ quần áo đẹp
- D. Cả 3 ý trên
Câu 4: Đâu là nhận định đúng?
A. Khó khăn trong cuộc sống làm người ta mạnh mẽ hơn
- B. Khó khăn trong cuộc sống làm người ta lười biếng
- C. Khó khăn trong cuộc sống không có lợi ích gì
- D. Cả 3 ý trên
Câu 5: Đâu là cách ứng xử đúng khi gặp khó khăn?
- A. Chờ đợi sự giúp đỡ của người khác
B. Đối diện và tìm cách giải quyết khó khăn
- C. Trốn tránh những khó khăn ấy
- D. Cả 3 ý trên
Câu 6: Học sinh có thể gặp khó khăn trong các khía cạnh như
- A. Trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô, cha mẹ
- B. Trong quá trình tham gia hoạt động tập thể
- C. Trong học tập
D. Tất cả các phương án trên
Câu 7: Cách để có suy nghĩ tích cực, lao động lực vượt qua khó khăn đó là?
- A. Tự tin vào những điểm mạnh, đặc điểm riêng của bản thân mình
- B. Hãy nghĩ đến những câu chuyện vui, những tấm gương vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống
- C. Nghĩ về những khó khăn trước đây mà mình đã từng vượt qua
D. Cả A, B, C
Câu 8: Khi gặp khó khăn trong việc giao tiếp với những người mới gặp, học sinh có thể vượt qua bằng cách nào sau đây?
- A. Cố gắng tìm chủ đề chung, sở thích chung để nói
- B. Luôn tươi cười, chân thành, cởi mở trong khi giao tiếp
- C. Luyện tập nói trước gương
D. Tất cả các phương án trên
Câu 9: Khi gặp một bài tập khó, em sẽ làm thế nào?
A. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được
- B. Chép luôn bài của bạn
- C. Nhờ người khác làm hộ
- D. Bỏ qua, không làm
Câu 10: Cách bản thân em vượt qua sự tự ti là gì?
- A. Xây dựng và thực hiện kế hoạch để vượt qua tự ti trở nên tự tin hơn như luyện tập thể hiện hàng ngày, dần dần nêu ý kiến trước mọi người
- B. Suy nghĩ tích cực và chủ động học hỏi; Tìm kiếm sự giúp đỡ, cùng luyện tập từ bạn bè
- C. Xác định nguyên nhân của sự tự ti là do tính cách hướng nội, rụt rè, do sợ sai hay ngại ngùng
D. Cả A, B, C
Câu 11: Cách vượt qua vấn đề như chưa dám đưa ra ý kiến phát biểu trong lớp của học sinh, có thể được khắc phục bằng cách nào sau đây?
- A. Đọc các tài liệu liên quan để nắm rõ kiến thức đang được đề cập
- B. Suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra ý kiến
- C. Cả A, B
D. Phương án khác
Câu 12: Giả sử khi em mắc lỗi, bố mẹ không cho em cơ hội giải thích. Em sẽ xử lí như thế nào?
- A. Cáu gắt và to tiếng với bố mẹ để giành quyền lợi cho bản thân
- B. Chờ bố mẹ nguôi giận rồi tìm cơ hội để giải thích cho bố mẹ hiểu
- C. Cố gắng giữ bình tĩnh, không cáu gắt và nói to với bố mẹ
D. Cả B, C đều đúng
Câu 13: Các bước em có thể thực hiện để vượt qua khó khăn đối với lý thuyết môn Toán là gì?
- A. Tự giác làm nhiều dạng bài khác nhau ở nhà để củng cố lại kiến thức
- B. Chủ động hỏi lại thầy lý thuyết
- C. Nhờ bạn giảng lại những bài tập mình chưa hiểu
D. Tất cả các cách trên
Câu 14: Bạn Thắng là một thành viên mới chuyển đến học lớp em. Thắng rất muốn cùng các bạn trong lớp nói chuyện và vui đùa, nhưng lại thấy ngượng ngùng vì chưa biết bắt đầu như thế nào. Nếu là Thắng, em sẽ làm gì?
- A. Nếu là Thắng, em sẽ im lặng và chờ các bạn đến bắt chuyện với mình
B. Nếu là Thắng, em sẽ cố gắng vượt qua nỗi e ngại của chính mình, mạnh dạn trò chuyện, chia sẻ những vướng mắc, khó khăn với các bạn mà em tin cậy. Có thể nhờ các bạn chỉ cho cách tháo gỡ khó khăn hoặc hỗ trợ khi cần thiết
- C. Cả A, B đều đúng
- D. Phương án khác
Câu 15: Gần đây, bạn Hùng ở lớp em có biểu hiện chán nản, chểnh mảng việc học, thỉnh thoảng tỏ ra bất cần do bố mẹ Hùng vừa li hôn. Nếu em là bạn của Hùng, em có lời khuyên gì cho bạn?
- A. Hùng nên suy nghĩ tích cực và tham gia vào các hoạt động ở lớp
- B. Giữ khoảng cách và tránh giao tiếp với Hùng bởi bạn là người suy nghĩ tiêu cực, có thể ảnh hưởng đến tinh thần học tập của mình.
- C. Hùng có thể tâm sự, chia sẻ với bạn thân, những người bạn tin cậy hoặc thầy cô giáo để vơi bớt nỗi buồn và nhận được những lời khuyên chân thành
D. Cả A, C đều đúng
Xem thêm hướng dẫn soạn bài mới 7 sách Kết Nối Tri Thức. Mỗi câu hỏi trong bài học đều được chúng tôi giải đáp chi tiết, dễ hiểu nên các em có thể chuẩn bị bài mới mà không mất quá nhiều thời gian.
Hy vọng những tài liệu học tốt 7 Kết Nối Tri Thức mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các em giảm tải tối đa áp lực học tập. Không chỉ rút ngắn thời gian soạn, làm bài tập về nhà mà có thể nhanh chóng hệ thống và ghi nhớ kiến thức chuẩn bị sẵn sàng cho những kì thi sắp tới của mình.