Trắc nghiệm Công dân 7 chân trời sáng tạo bài 4 giữ chữ tín
Dưới đây là toàn bộ hướng dẫn giải bài tập GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo chi tiết. Với cách soạn dễ hiểu nên bất cứ ai cũng có thể tham khảo và vận dụng vào làm bài. Mỗi bài hướng dẫn giải đều có đủ các phần: Khởi động, Kiến tạo tri thức, Luyện tập và Vận dụng nên các em thể dễ dàng theo dõi, soạn bài nhanh chóng.
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 7 bài 4 giữ chữ tín - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Theo em, điều nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc giữ chữ tín?
- A. Người giữ chữ tín sẽ có được niềm tin từ người khác.
- B. Khi giữ chữ tín sẽ nhận được sự hợp tác tích cực từ người khác.
- C. Việc giữ chữ tín sẽ xây dựng được tinh thần đoàn kết với mọi người.
D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu.
Câu 2: Câu tục ngữ: "Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy" rồi lại bay nói đến điều gì?
- A. Lòng chung thủy.
- B. Lòng trung thành.
C. Giữ chữ tín.
- D. Lòng vị tha.
Câu 3: Giữ chữ tín là :
A. Biết giữ lời hứa
- B. Tin tưởng người khác
- C. Không trọng lời nói của nhau
- D. Không tin tưởng nhau
Câu 4: Câu tục ngữ dưới đây thể hiện điều gì?
"Chữ tín còn quý hơn vàng."
A. Giữ chữ tín
- B. Tôn trọng người khác
- C. Tự trọng
- D. Trách nhiệm
Câu 5: Câu tục ngữ: "Chữ tín còn quý hơn vàng" khuyên chúng ta điều gì?
A. Giữ chữ tín.
- B. Giữ lòng tin.
- C. Giữ lời nói.
- D. Giữ lời hứa.
Câu 6: An hứa với bố mẹ sẽ chăm chỉ học tập thật tốt, để cuối năm có giấy khen. Một ngày An đang trên đường đi học, Vĩ (bạn thân của An) khoác vai và rủ cậu trốn học đi chơi. Nếu là An, em sẽ làm gì trong trường hợp này?
- A. Đồng ý đi chơi với An ngay.
B. Từ chối và tiếp tục đi học.
- C. Giả gặp vấn đề và xin vào muộn.
- D. Gọi cho cô xin nghỉ vì ốm.
Câu 7: Người biết giữ chữ tín sẽ:
A. Được mọi người tôn trọng.
- B. Bị mọi người lợi dụng.
- C. Bị mọi người coi khinh.
- D. Không được tin tưởng.
Câu 8: Biểu hiện không có chữ tín là?
- A. Nói lời hứa suông.
- B. Buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.
- C. Nói một đằng làm một nẻo.
D. Tất cả ý trên.
Câu 9: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm gì?
- A. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ.
- B. Giữ đúng lời hứa.
- C. Đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.
D. Cả A, B, C.
Câu 10: Nhà bà G mở một xưởng chế biến thực phẩm, bà quan niệm muốn mang những sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng. Vì muốn thu lợi nhuận từ việc buốn bán, chồng bà G đã khuyên bà nhập hàng kém chất lượng về chế biến, bà G phẩn đối làm điều đó. Việc làm đó của bà P thể hiện điều gì?
- A. Bà G là người giữ lời hứa.
- B. Bà G là người thật thà.
C. Bà G là người giữ chữ tín.
- D. Bà G là người tốt bụng.
Câu 11: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là?
- A. Ích kỉ.
- B. Hài lòng.
- C. Hạnh phúc.
D. Giữ chữ tín.
Câu 12: Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín cần phải:
- A. Phân biệt được đâu là hành vi giữa chữ tín và đâu là hành vi không giữ chữ tín.
- B. Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín
- C. Thật thà, trung thực và tôn trọng người khác.
D. Tất cả các ý trên
Câu 13: Giữ chữ tín sẽ nhận được điều gì điều gì?
- A. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.
- B. Giúp mọi người đoàn kết.
- C. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.
D. Cả A, B, C.
Câu 14: Biểu hiện của giữ chữ tín là?
- A. Giữ đúng lời hứa.
- B. Không buôn bán hàng kém chất lượng.
- C. Không bỏ cuộc dù gặp khó khăn vì đã hứa sẽ làm.
D. Cả A, B, C.
Câu 15: Biểu hiện không có chữ tín là?
- A. K hứa đi thăm Q nhưng không đi.
- B. Bà P án hàng giả.
- C. V hứa với bố mẹ sẽ chăm học nhưng lại thường xuyên trốn học.
D. Cả A, B, C.
Câu 16: Hành vi không giữ chữ tín:
A. H hứa vay tiền xong sẽ trả nhưng sau không chịu trả.
- B.K hứa sẽ đạt danh hiệu học sinh giỏi và em đã làm được.
- C. Luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng hẹn
- D. Bố L hứa sẽ mua quà cho L sau khi công tác về. Ngày về, ông mua cho L một chiếc cặp sách mới.
Câu 17: Lớp B có hiện tượng trộm cắp vặt. Mọi người phát hiện K là người đã trộm. Khi bị các bạn bắt, K đã hứa sẽ không làm vậy nữa. Thế nhưng vài tuần sau đó, K lại tiếp tục tái phạm. Hành vi của K biểu hiện?
A. K là người không giữ chữ tín.
- B. K là người giữ chữ tín.
- C. K là người không tôn trọng người khác.
- D. K là người tôn trọng người khác.
Câu 18: Giữ chữ tín là gì?
- A. Tôn trọng mọi người.
- B. Coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.
C. Giữ niềm tin của người khác đối với mình.
- D. Yêu thương, tôn trọng mọi người.
Câu 19: Điền vào chỗ trống: “ Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm. ...”
- A. Ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân.
- B. Kiến thức, mở rộng hiểu biết.
- C. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác.
D. Được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau,...
Câu 20: Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, chúng ta phải
A. Nghiêm túc thực hiện đúng lời hứa.
- B. Thường xuyên nói dối.
- C. Hứa thôi, không làm.
- D. Mặc kệ không quan tâm ý kiến người khác.
Tham khảo bộ đề trắc nghiệm GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo của Giaibaitapsgk để ôn tập, củng cố kiến thức. Những bài học sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập kiến thức qua 20 - 30 câu hỏi ngắn gọn.
Với những tài liệu hướng dẫn giải bài tập GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo của chúng tôi các em học sinh có thể nhanh chóng soạn, chuẩn bị bời mới. Đừng quên theo dõi website Giaibaitapsgk của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hấp dẫn và tài liệu học tốt GDCD 7 khác.