Trắc nghiệm KHTN 6 bài 54: Hệ Mặt Trời
Mỗi bài học trong sách giáo khoa đều được chúng tôi cô đọng kiến thức biên soạn trong khoảng 15 - 20 câu hỏi trắc nghiệm. Bộ đề kèm giải trắc nghiệm 6 chi tiết giúp các em nhanh chóng hoàn thành và đối chiếu đáp án. Do đó, chỉ cần hoàn thành bộ đề này các em học sinh đã nắm bắt được kiến thức quan trọng trong 29 bài học.
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 bài 54: Hệ Mặt Trời - Sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trái Đất đứng thứ mấy trong hệ Mặt Trời tính từ Mặt Trời ra xa?
- A. 1
- B. 2
C. 3
- D. 4
Câu 2: Đài thiên văn là công cụ dùng để ngắm vật nào sau đây?
- A. Mặt Trời mọc.
B. Các thiên thể trên bầu trời.
- C. Mặt Trăng.
- D. Mây.
Câu 3: Hành tinh nào sau đây không nằm trong hệ Mặt Trời?
- A. Thiên Vương tinh.
- B. Hải Vương tinh.
C. Diêm Vương tinh.
- D. Thổ tinh.
Câu 4: Hành tinh gần Mặt Trời nhất là:
A. Thủy tinh.
- B. Kim tinh.
- C. Mộc tinh.
- D. Hỏa tinh.
Câu 5: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống: Trong hệ Mặt Trời, các … quay quanh Mặt Trời còn các … quay quanh các hành tinh.
A. hành tinh - vệ tinh.
- B. vệ tinh - vệ tinh.
- C. thiên thể - thiên thể.
- D. vệ tinh - thiên thể.
Câu 6: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống: Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có … ở trung tâm và các … nằm trong phạm vi lực hấp của …
- A. Trái Đất – thiên thể - Trái Đất.
B. Mặt Trời – thiên thể - Mặt Trời.
- C. Mặt Trăng – thiên thể - Mặt Trăng.
- D. Ngôi sao – thiên thể - Ngôi sao.
Câu 7: Trong hệ Mặt Trời bao gồm:
- A. Mặt Trời.
- B. 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng.
- C. Các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 8: Một thiên thạch bay tiến vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là:
A. Sao băng.
- B. Sao đôi.
- C. Sao chổi.
- D. Sao siêu mới.
Câu 9: Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời có dạng:
- A. Tròn.
B. Elip.
- C. Không xác định.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng
- B. Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
C. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì giống nhau.
- D. Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.
Câu 11: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh từ xa tới gần Mặt Trời là:
- A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
- B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh.
- C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh.
D. Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh.
Câu 12: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh từ gần tới xa Mặt Trời là:
A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
- B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh.
- C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh.
- D. Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh.
Câu 13: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh. Hành tinh nào có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất?
A. Hải Vương tinh.
- B. Kim tinh.
- C. Mộc tinh.
- D. Thiên Vương tinh.
Câu 14: Trong bốn hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời, một ngày của hành tinh nào có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất?
- A. Kim Tinh.
B. Hoả Tinh.
- C. Thổ Tinh.
- D. Thuỷ Tinh.
Câu 15: Chọn đáp án đúng?
- A. Bốn hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời là: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Mộc tinh.
- B. Bốn hành tinh vòng ngoài của hệ Mặt Trời là: Hoả tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
- C. Chu kì tự quay quanh Mặt Trời của Thuỷ tinh là 224,7 ngày.
D. Khoảng cách từ Thổ tinh đến Mặt Trời là 9,54 AU.
Câu 16: 1 AU là:
- A. Đơn vị thiên văn.
- B. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.
- C. Xấp xỉ bằng 150 triệu km.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 17: Chu kì tự quay và chu kì quay quanh Mặt Trời của Trái Đất lần lượt là:
- A. 30 ngày và 1 ngày.
- B. 365,2 ngày và 1 ngày.
C. 1 ngày và 365,2 ngày.
- D. 1,03 ngày và 365 ngày.
Câu 18: Bốn hành tinh vòng ngoài của hệ Mặt Trời có thành phần chủ yếu là:
- A. Silicat.
- B. Kim loại.
C. Các hợp chất khí.
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 19; Khối lượng các hành tinh của hệ Mặt Trời theo từ tự từ nhỏ đến lớn là:
- A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh.
- B. Thuỷ tinh, Kim tinh, Thổ tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Hoả tinh, Mộc tinh.
- C. Thuỷ tinh, Mộc tinh, Hoả tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Thổ tinh, Kim tinh.
D. Thuỷ tinh, Hoả tinh, Kim tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh.
Câu 20: Nếu như em đứng trên Hải Vương tinh, em sẽ nhìn thấy Mặt Trời như thế nào so với khi đứng ở Trái Đất?
- A. Bằng nhau.
- B. Lớn hơn.
C. Nhỏ hơn.
- D. Có lúc lớn hơn, có lúc nhỏ hơn.
Tham khảo thêm giải sách bài tập 6 Kết nối tri thức có đáp án chi tiết theo từng chủ đề trong SGK. Từ đó có thể trau dồi thêm vốn từ và khám phá thêm nhiều kiến thức thú vị.
Nếu thấy nội dung đề trắc nghiệm lớp 6 của Giaibaitapsgk hữu ích thì đừng quên giành thời gian thử sức với Bộ đề cương ôn tập 6 của chúng tôi. Mong rằng những đề cương, tài liệu,... mà chúng tôi cung cấp có thể giúp các em ôn tập kiến thức nhanh chóng, chính xác để có thể chuẩn bị sẵn sàng cho những kì thi sắp tới.