Wave

Soạn văn 6 bài 5: Văn bản thông tin

Với hướng dẫn giải vở bài tập lớp 6 tập 1, tập 2 SGK Cánh Diều của Giaibaitapsgk các em học sinh có thể nhanh chóng tra cứu và so sánh đáp án. Đồng thời có thể tham khảo hướng phát triển ý, phân tích và trả lời các câu hỏi trong vở bài tập để hiểu hơn về cách thức trả lời câu hỏi. Chúng tôi cũng cung cấp những tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện kiến thức lớp 6 Cánh Diều như: phiếu bài tập cuối tuần, đề kiểm tra lớp 6, đề thi cuối học kì môn Tiếng Việt,...

Hướng dẫn học bài 5: Văn bản thông tin trang 89 sgk ngữ văn 6 tập 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Cánh Diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

A. Yêu cầu cần đạt

  •  Nhận biết được một số yếu tố hình thức (nhan đề, sa pô”, hình ảnh, cách triển khai,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của văn bản thông tin thuật lại một sự kiện, triển khai thông tin theo trật tự thời gian.
  • Mở rộng được vị ngữ trong viết và nói.
  • Viết được văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.
  • Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử.
  • Tự hào về lịch sử dân tộc; quan tâm đến những sự kiện nổi bật của địa phương, đất nước và thế giới;...

B. KIẾN THỨC NGỮ VĂN

1. Văn bản thông tin

- Văn bản thông tin là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, hướng dẫn các quy trình thực hiện một công việc nào đó,... Văn bản thông tin thường được trình bày bằng chữ viết kết hợp với các phương thức khác như hình ảnh, âm thanh,...

- Văn bản thuật lại một sự kiện là loại văn bản thông tin, ở đó người viết thuyết minh (trình bày, miêu tả, kể lại) một sự kiện (lịch sử, văn hoá, khoa học,...). Trong văn bản, người viết thường sử dụng hình ảnh và nhiều câu trần thuật với trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn; thông tin thường được trình bày theo trật tự thời gian hoặc mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Trong văn bản thuật lại một sự kiện theo trật tự thời gian, người viết thường sắp xếp các thông tin về sự kiện xảy ra theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc,...

2. Mở rộng vị ngữ

Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ thường được biểu hiện bằng động từ, tính từ và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào? hoặc Là gì?. Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng việt
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Giờ Trái Đất
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Trao đổi thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Tự đánh giá
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Tự đánh giá cuối học kì 1

 

Tham khảo giáo án môn lớp 6 chương trình mới năm 2023. Từ đó các em học sinh, phụ huynh có thể nắm bắt được phương pháp giảng dạy, nội dung chính cần rèn luyện trong năm học để chuẩn bị sẵn sàng cho những kì thi sắp tới.

Bên cạnh hướng dẫn giải VBT lớp 6 Cánh Diều các em học sinh và phụ huynh cũng có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu học tốt khác như: đề thi ViOlympic lớp 6, đề thi Trạng Nguyên lớp 6, phiếu bài tập cuối tuần lớp 6,... Đây cũng là tài liệu hữu ích để các em làm quen với các dạng đề, dạng bài quan trọng và nâng cao khả năng giải bài tập lớp 6 của mình.