Wave

[CTST] Giải SBT toán 6 bài 4: Phép cộng và phép trừ phân số

Giải SBT toán 6 tập 2 bài 4: Phép cộng và phép trừ phân số sách "chân trời sáng tạo". Giabaitapsgk sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Bài 1. Hoàn thành bảng cộng và bảng trừ sau đây:

 

Lời giải

Với bảng cộng, ta thấy $\frac{7}{8}+\frac{-3}{4}=\frac{1}{8}$

Tương tự, lấy từng phân số ở cột thứ nhất cộng với từng phân số ở hàng thứ nhất và ghi kết quả vào ô trống tương ứng

Với bảng trừ, ta làm tương tự.

Bài 2. Tính theo hai cách (có một cách dùng tính chất của phép cộng phân số).

a) $-3+\left ( \frac{3}{-5}+2 \right )$

b) $\left ( 5-\frac{7}{8} \right )+\frac{15}{-20}$

Lời giải

a) 

Cách 1: $-3+\left ( \frac{3}{-5}+2 \right )=\frac{15}{-5}+\left ( \frac{3}{-5}+\frac{-10}{-5} \right )=\frac{8}{-5}$

Cách 2: $-3+\left ( \frac{3}{-5}+2 \right )=-3+2+\frac{3}{-5}=-1+\frac{-3}{5}=\frac{-5}{5}+\frac{-3}{5}=\frac{-8}{5}$

b) 

Cách 1: $\left ( 5-\frac{7}{8} \right )+\frac{15}{-20}=\left ( \frac{40}{8}+\frac{-7}{8} \right )+\frac{15}{-20}=\frac{33}{8}+\frac{15}{-20}=\frac{165}{40}+\frac{-30}{40}=\frac{135}{40}=\frac{27}{8}$

Cách 2: $\left ( 5-\frac{7}{8} \right )+\frac{15}{-20}=5+\frac{-7}{8}+\frac{-6}{8}=5+\left ( \frac{-7}{8}+\frac{-6}{8} \right )=5+\frac{-13}{8}=\frac{27}{8}$

Bài 3. Khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?

$\frac{2}{-5}+\left ( \frac{-13}{16}+\frac{-1}{2} \right )=\left ( \frac{2}{-5}+\frac{-1}{2} \right )+\frac{-13}{16}$

Lời giải

Khẳng định trên là đúng.

Có hai cách giải thích: dùng tính chất kết hợp và giao hoán của phép cộng hoặc tính giá trị từng vế của đẳng thức

Bài 4. Tìm số đối của:

a) $\frac{-5}{6}$

b) $\frac{12}{-25}$

c) $\frac{12}{-25}+\frac{-7}{10}$

d) $\frac{-11}{16}-\frac{17}{24}$

Gợi ý câu c) d): Tìm số đối của kết quả tìm được sau khi thực hiện phép tính.

Lời giải

a) Số đối của $\frac{-5}{6}$ là -$\frac{-5}{6}=\frac{5}{6}$

b) Số đối của $\frac{12}{-25}$ là -$\frac{12}{-25}=\frac{12}{25}$

c) Số đối của $\frac{12}{-25}+\frac{-7}{10}$ là -$\left (\frac{12}{-25}+\frac{-7}{10}  \right )=\frac{59}{50}$

d) Số đối của $\frac{-11}{16}-\frac{17}{24}$ là -$\left (\frac{-11}{16}-\frac{17}{24}  \right )=\frac{67}{48}$

Bài 5. Tìm x, biết:

a) $\frac{-5}{8}+x=\frac{-7}{6}$

b) $x-\frac{-3}{4}=\frac{-14}{25}$

Lời giải

a) $\frac{-5}{8}+x=\frac{-7}{6}$

<=>$x = \frac{-7}{6}-\frac{-5}{8}$

<=>$x = \frac{-13}{24}$

b) $x-\frac{-3}{4}=\frac{-14}{25}$

<=>$x = \frac{-14}{25}+\frac{-3}{4}$

<=>$x = \frac{-131}{100}$

Bài 6. Hoàn thành bảng cộng và bảng trừ sau đây:

Lời giải

Ta có bảng cộng và bảng trừ sau khi đã hoàn thành:

 

Bài 7. Một bể bơm được cấp nước bởi 3 máy bơm A, B và C. Nếu bể không có nước mà muốn bơm đầy bể thì: chỉ riêng máy bơm A phải bơm trong 10 giờ, chỉ riêng máy bơm B phải bơm trong 12 giờ, còn riêng máy bơm C chỉ cần bơm trong 8 giờ. So sánh lượng nước hai máy bơm B và C cùng bơm trong 1 giờ với lượng nước máy bơm A bơm trong 2 giờ.

Lời giải

Lượng nước máy bơm A bơm được trong 2 giờ là $\frac{2}{10}$ dung tích bể bơi.

Lượng nước mỗi máy bơm B và C bơm được trong 1 giờ lần lượt là $\frac{1}{12}$ và $\frac{1}{8}$ dung tích bể bơi.

Ta so sánh $\frac{2}{10}$ và $\frac{1}{12}+\frac{1}{8}$ được $\frac{2}{10}$ < $\frac{1}{12}+\frac{1}{8}$ nên lượng nước hai máy bơm B và C cùng bơm trong 1 giờ lớn hơn lượng nước máy bơm A bơm trong 2 giờ

Bài 8. Có bốn máy gặt đã gặt hết lúa trên một cánh đồng. Trong đó, máy thứ nhất gặt được $\frac{4}{15}$ cánh đồng, máy thứ hai gặt được $\frac{1}{6}$ cánh đồng và máy thứ ba gặt được $\frac{2}{5}$ cánh đồng. Viết phân số biểu thị phần cánh đồng máy thứ tư đã gặt

Lời giải

Ba máy gặt đầu gặt được:

$\frac{4}{15}+\frac{1}{6}+\frac{2}{5}=\frac{8}{30}+\frac{5}{30}+\frac{12}{30}=\frac{25}{30}=\frac{5}{6}$ cánh đồng

Vậy máy thứ tư đã gặt được: $1 - \frac{5}{6}=\frac{1}{6}$ cánh đồng