Wave

Giải bài 13B: Kiên trì và nhẫn nại

Dưới đây là hướng dẫn soạn và giải Tiếng Việt lớp 4 VNEN chi tiết, dễ hiểu. Với đầy đủ 90 bài học trong học kì 1, học kì 2 và được Giaibaitapsgk sắp xếp theo từng cụm chủ đề dễ hiểu, dễ thực hiện theo. Không chỉ cung cấp hướng dẫn giải dạng chữ chúng tôi còn bổ sung nhiều hình ảnh sinh động góp phần giúp các em học sinh tăng hứng thú học tập.

Giải bài 13B: Kiên trì và nhẫn nại - Sách VNEN tiếng Việt lớp 4 trang 139. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. Hoạt động cơ bản

1. Đọc các câu dưới đây và chia chúng thành hai nhóm.

a. Chữ như gà bới.

b. Chữ viết như rồng múa phượng bay.

c. Chữ đều tăm tắp.

d. Chữ viết ngay hàng thẳng lối.

e. Chữ nát như tương.

Các câu khen chữ viết đẹpCác câu chê chữ viết xấu 
  


Các câu khen chữ viết đẹpCác câu chê chữ viết xấu 

b. Chữ viết như rồng múa phượng bay.

c. Chữ đều tăm tắp.

d. Chữ viết ngay hàng thẳng lối.

a. Chữ như gà bới.

e. Chữ nát như tương.

2- 3 - 4: Nghe đọc, giải nghĩa và luyện đọc

5. Trao đổi để trả lời các câu hỏi sau:

a. Câu nào trong bài giải thích nguyên nhân Cao Bá Quát thường bị điểm kém?

b. Sự việc gì xảy ra làm Cao Bá Quát phải vô cùng ân hận?

c. Tìm trong bài những chi tiết cho thấy Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ.

d. Kết quả của sự cố gắng đó như thế nào?


a. Câu trong bài giải thích nguyên nhân Cao Bá Quát thường bị điểm kém là: Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

b. Sự việc xẩy xa đã làm Cao Bá Quát phải ân hận là: Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ quá xấu, quan không đọc được nên thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ  không giải được nổi oan. 

c. Những chi tiết cho thấy Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ: Sáng sáng ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối, viết xong mười trang vở mới đi ngủ; mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu; luyện viết liên tục suốt mấy năm trời.

d. Kết quả của sự cố gắng là: Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.  

6. Hỏi - đáp:

  • Bạn tự đánh giá chữ viết của mình đẹp hay chưa đẹp?
  • Bạn đã (đang hoặc sẽ) làm gì để luyện viết chữ cho đẹp hơn?
  • Theo bạn, kết quả thế nào (hoặc sẽ thế nào) ?


  • Hiện tại, chữ viết của em đang ở mức trung bình chưa quá đẹp nhưng cũng đảm bảo ở mức dễ nhìn.
  • Để luyện viết chữ đẹp hơn, mỗi ngày em dành khoảng 1 tiếng đồng hồ đề luyện viết chữ.
  • Em hi vọng sau khi em chịu khó luyện viết hằng ngày thì chữ em sẽ càng ngày càng tiến bộ hơn, đẹp hơn.

7. Tìm hiểu về câu hỏi và dấu chấm hỏi:

a. Ghi lại các câu hỏi trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao.

b. Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai?

c. Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi ?


a. Những câu hỏi trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao là:

  • Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?
  • Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và   dụng cụ thí nghiệm như thế?

b. Câu hỏi đấy của ai và hỏi ai:

Câu hỏiCủa aiHỏi ai
Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?Xi-ôn-cốp- xkiTự hỏi mình
Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và   dụng cụ thí nghiệm như thế?Người bạnXi-ôn-cốp-xki

c. Dấu hiệu giúp em nhận ra điều đó là:

Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?

=>Dấu hiệu từ để hỏi "vì sao" và dấu chấm hỏi cuối câu "?"

Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?

=>Dấu hiệu từ để hỏi "làm thế nào" và dấu chấm hỏi cuối câu "?".

B. Hoạt động thực hành

1. Tìm câu hỏi trong bài Thưa chuyện với mẹ và viết vào bảng (theo mẫu):

Thứ tựCâu hỏiCâu hỏi của aiĐể hỏi ai?Từ nghi vấn
1Con vừa bảo gìCâu hỏi của mẹĐể hỏi Cương
...............................................


 
Thứ tựCâu hỏiCâu hỏi của ai?Để hỏi ai?Từ nghi vấn
1

Bài: Thưa chuyện với mẹ

Con vừa bảo gì?

Ai xui con thế?

Nhưng biết thầy có chịu nghe không?

 

Câu hỏi của mẹ

Câu hỏi của mẹ

Câu hỏi của mẹ

 

Để hỏi Cương

Để hỏi Cương

Để hỏi Cương

 

thế

không

2

Bài: Hai bàn tay

Anh có yêu nước không?

Anh có thể giữ được bí mật không?

Anh có muốn đi với tôi không?

Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?

Anh đi với tôi chứ?

 

 

Câu hỏi của Bác Hồ

Câu hỏi của Bác Hồ

Câu hỏi của Bác Hồ

Câu hỏi của bác Lê

Câu hỏi của Bác Hồ

 

Hỏi bác Lê

Hỏi bác Lê

Hỏi bác Lê

Hỏi Bác Hồ

Hỏi bác Lê

 

Có...không

có....không

có.....không

Đâu

chứ

2. a. Đọc lại truyện Văn hay chữ tốt và tìm đoạn mở bài, thân bài, kết bài của truyện.

    b. Mở bài và kết bài của truyện được viết theo cách nào? Hãy viết mở bài và kết bài theo cách khác cho truyện.


a. Mở bài, thân bài và kết bài trong truyện Văn hay chữ tốt là:

  • Mở bài: Thuở đi học, Cao Bá Quát..... thầy cho điểm kém
  • Thân bài: Một hôm, bà cụ hàng xóm..... nhiều kiểu chữ khác nhau
  • Kết bài: Kiên trì luyện tập....... người văn hay chữ tốt

b. Mở bài của truyện là mở bài trực tiếp, kết bài là kết bài không mở rộng

Viết lại kết bài và mở bài:

  • Mở bài: Nhà văn học Tây Hán nước ta – Dương Hùng nói rằng: “Chữ cũng là tâm người viết. Tâm vẽ ra hình mà có thể phân biệt được người chính hay tà”. Điều này chứng tỏ chữ viết có vai trò vô cùng quan trọng. Dù tài giỏi, cao siêu nhưng chữ viết không đạt cũng chẳng làm nên được việc lớn. Chắc hẳn, bạn sẽ không tin, vậy hãy để câu chuyện "Văn hay chữ tốt" chứng tỏ điều này.
  • Kết bài: Con người sinh ra không phải ai cũng đã có được những nét chữ đẹp, đó là cả một quá trình khổ luyện mà nên. Cũng như Cao Bá Quát, ông đã không ngừng cố gắng để rồi ông được đền đáp xứng đáng. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt và là tấm gương cho người đời noi theo.

Tham khảo cách giải vở bài tập Tiếng Việt 4 VNEN chi tiết. Tài liệu chính là trợ thủ đắc lực giúp các em tiết kiệm thời gian làm bài tập về nhà hoặc đối chiếu đáp án nhanh chóng.

Mong rằng tài liệu giải Tiếng Việt 4 VNEN tập 1 & 2 sẽ giúp các em chuẩn bị bài mới nhanh chóng. Ngoài ra, Giaibaitapsgk cũng cung cấp nhiều tài liệu học tốt Tiếng Việt 4 khác: giải vở bài tập, đề kiểm tra, đề thi,...