Wave

Phiếu bài tập tuần 35 tiếng Việt 3 tập 2

Phiếu bài tập tuần 35 tiếng việt 3. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 35. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!

TUẦN 35

A – Kiểm tra đọc

I – Đọc thành tiếng (6 điểm)

Đọc một đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học (SGK Tiếng Việt 3, tập hai) và trả lời câu hỏi (TLCH); sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai (Giải đáp – Gợi ý)

(1) Buổi học thể dục (từ Thầy giáo nói đến nhìn xuống chúng tôi – Đoạn 3)

TLCH: Nen-li có quyết tâm rất cao để giành chiến thắng như thế nào ?

(2) Người đi săn và con vượn (từ Một hôm đến chờ kết quả – Đoạn 2)

TLCH: Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ?

(3) Người đi săn và con vượn (từ Bỗng vượn mẹ đến không bao giờ đi săn nữa – Đoạn 3 và 4)

TLCH: Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì ?

(4) Sự tích chú Cuội cung trăng (từ Một lần, Cuội cứu được đến mắc chứng hay quên – Đoạn 2)

TLCH: Vì sao vợ Cuội mắc chứng hay quên?

(5) Sự tích chú Cuội cung trăng (từ Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn đến gốc cây thuốc quý – Đoạn 3)

TLCH: Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng ?

II – Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)

Ngày như thế nào là đẹp

   Châu Chấu nhảy lên gò đất,chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giữa đôi càng:

– Một ngày tuyệt đẹp!

– Thật khó chịu! – Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào lớp đất khô.

– Thế là thế nào ? – Châu Chấu nhảy lên . – Trên trời không một gợn mây, mặt trời toả nắng huy hoàng.

– Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp! – Giun Đất cãi lại.

Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. Chúng quyết định đi hỏi.

Vừa hay lúc đó, Kiến tha nhành lá thông đi qua, đỗ lại nghỉ

Châu Chấu hỏi Kiến :

– Bác Kiến ơi, hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét?

Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói :

– Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé!

Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ kiến.

– Hôm nay là ngày thế nào hả bác Kiến đáng kính ?

– Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp ! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.

(V.Ô-xê-ê-va – Thúy Toàn dịch)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Giun Đất cho rằng một ngày như thế nào là tuyệt đẹp?

A- Ngày không có một gợn mây nào trên trời

b- Ngày có mặt trời tỏa ánh nắng huy hoàng

c- Ngày có mưa bụi và nhiều vũng nước đục

2. Kiến nhận thấy một ngày tuyệt đẹp đối với mình là thế nào?

a- Là ngày không có mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng

b- Là ngày làm việc rất tốt và được nghỉ ngơi thoải mái

c- Là ngày làm việc từ sáng sớm đến khi mặt trời đã lặn

3. Các con vật trong truyện trên được nhân hóa bằng những cách nào?

(Gạch dưới một vài từ ngữ trong truyện để minh họa ý đã chọn)

a- Gọi bằng từ dùng để gọi người ; tả bằng các từ dùng để tả người

b- Gọi bằng từ dùng để gọi người ; nói thân mật như nói với người

c- Tả bằng các từ dùng để tả người ; nói thân mật như nói với người

4. Dấu hai chấm dùng trong truyện trên có tác dụng gì?

a- Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

b- báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

c- Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói nhân vật, lời giả thích cho bộ phận đứng trước.

B - Kiểm tra viết

I – Chính tả nghe – viết (5 điểm)

Con cò

   Một con cò trắng đang bay chầm chậm bên chân trời. Vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta vốn không cất nổi chân khỏi đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình. Con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hóa. Nó thong thả đi trên doi đất.

(Đình Gia Trinh)

II – Tập làm văn (5 điểm)

Kể lại một việc làm của em thể hiện ý thức (hoặc hành động) bảo vệ môi trường sống quanh ta (VD : chăm sóc bồn hoa, vườn cây, trồng cây xanh; nhặt rác, dọn vệ sinh nơi công cộng; ngăn chặn những hành động, việc làm có hại cho môi trường sống...)

Gợi ý :

a) Em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường?

b) Em làm việc đó như thế nào? Kết quả ra sao?

c) Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó thế nào?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………