Trắc nghiệm lịch sử 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 4)
Loạt câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 được Giaibaitapsgk biên soạn theo nội dung của từng bài học. Dựa vào đó các em học sinh có thể nhanh chóng tham khảo và ôn tập lại kiến thức trong lúc làm đề. Hơn nữa, bộ đề trắc nghiệm cũng được sắp xếp theo từng bài học nên việc tra cứu và đối chiếu đáp án cũng vô cùng đơn giản.
Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn lịch sử 12 phần 4. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đường lối đổi mới được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng ? Thời gian ?
- A. Đại hội V ; năm 1982.
- B. Đại hội VI; năm 1990.
- C. Đại hội V ; năm 1986.
D. Đại hội VI; năm 1986.
Câu 2: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm nào?
- A. 1975 – 1979
B. 1976 – 1980
- C. 1977 – 1981
- D. 1978 – 1982
Câu 3: Trong những kết quả quan trọng bước đầu của công cuộc đổi mới đất nước, kết quả nào quan trọng nhất?
- A. Thực hiện thành công Ba chương trình kinh tế .
- B. Kiềm chế được một bước đà lạm phát.
C. Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
- D. Bộ máy Nhà nước các cấp ở trung ương và địa phương được sắp xếp lại.
Câu 4: Đảng đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước tại Hội nghị lần thứ bao nhiêu?
- A. Hội nghị lần thứ 19.
- B. Hội nghị lần thứ 20.
- C. Hội nghị lần thứ 22.
D. Hội nghị lần thứ 24.
Câu 5: Mĩ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
- A. “Chiến tranh đơn phương”.
- B. “Đông Dương hóa chiến tranh”.
- C. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
D. “Chiến tranh đặc biệt”.
Câu 6: Đại hội nào của Đảng đã mở đầu công cuộc đổi mới?
- A. Đại hội IV.
- B. Đại hội V.
C. Đại hội VI.
- D. Đại hội VII.
Câu 7: Từ năm 1969 đến năm 1973, Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
A. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- B. “Chiến tranh đơn phương”.
- C. “Chiến tranh cục bộ”.
- D. “Chiến tranh đặc biệt”.
Câu 8: Ngày 25/4/1976 đã diễn ra sự kiện trọng đại nào trong tiến trình lịch sử Việt Nam?
A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.
- B. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.
- C. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng.
- D. Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội.
Câu 9: Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “Thần tốc, bất ngờ, táo bạo, chắc thắng” đó là tinh thần và khí thế của quân ta trong chiến dịch
- A. Tây Nguyên.
- B. Huế - Đà Nẵng.
C. Hồ Chí Minh.
- D. Khe Sanh.
Câu 10: Nguyên nhân quyết định thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay là
- A. truyền thống yêu nước của dân tộc.
B. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- C. sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
- D. tình đoàn kết của ba nước Đông Dương.
Câu 11: Chiến thắng nào dưới đây của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?
- A. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).
- B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
C. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.
- D. Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân.
Câu 12: Trong thời kì 1954 - 1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?
- A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
- B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
- C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
D. Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được kí kết năm 1973.
Câu 13: Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 được đánh dấu bởi sự kiện
- A. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
- B. Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện.
C. Tỉnh cuối cùng ở miền Nam (Châu Đốc) được giải phóng.
- D. Xe tăng của quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập.
Câu 14: Trong thời kì 1954 - 1975, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam vì cuộc cách mạng này
- A. bảo vệ vững chắc hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
- B. làm thất bại hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
- C. trực tiếp xóa bỏ ách áp bức, bóc lột của địa chủ và tư sản miền Nam.
D. trực tiếp đánh đổ ách thống trị của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
Câu 15: Cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
- A. Chính phủ.
- B. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
C. Quốc hội.
- D. Tòa án nhân dân tối cao.
Câu 16: Tổng Bí thư Đảng gắn liền với công cuộc đổi mới đất nước là
- A. Đỗ Mười.
B. Nguyễn Văn Linh.
- C. Trường Chinh.
- D. Lê Khả Phiêu.
Câu 17: Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986) là
- A. tình trạng lạc hậu của các nước Đông Nam Á.
- B. sự phát triển nhanh chóng của tổ chức ASEAN.
C. cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô.
- D. cuộc khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế thế giới.
Câu 18: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 – 1975)?
- A. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc trên đất nước Việt Nam.
- B. Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.
C. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế tồn tại ngót một ngàn năm ở Việt Nam.
- D. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 19: Những thành tựu nhân dân Việt Nam đạt được trong 15 năm thực hiện đổi mới (1986 – 2000) đem lại nhiều ý nghĩa quan trọng, ngoại trừ
- A. Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa.
- B. Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
- C. Thay đổi căn bản bộ mặt đất nước và cuộc sống của nhân dân.
D. Việt Nam hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 20: Nội dung nào dưới đây là một trong những điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở Việt Nam?
- A. Đặt dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ.
B. Có sự tham chiến trực tiếp của quân đội Mĩ.
- C. Dựa vào viện trợ kinh tế và quân sự của Mĩ.
- D. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
- A. Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoạI ra miền Bắc lần hai
B. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời
- C. Hội nghị cấp cao ba nưóc Đông Dương
- D. Phái đoàn ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến Hội nghị Pari
Câu 22: Ngày 6 - 6 - 1969 gắn với sự kiện lịch sử nào của đân tộc ta?
- A. Phái đoàn ta do đồng chí Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn đến Hội nghị Pa-ri.
- B. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương.
- C. Mĩ mở rộng tân công phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
D. Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời.
Câu 23: Mở đầu cuộc tổng tiến công chiến lược năm 1972, quân ta tấn công vào
- A. Tây Nguyên.
- B. Đông Nam Bộ.
- C. Nam Trung Bộ.
D. Quảng Trị.
Câu 24: Chiến lược "Chiến tranh cục bộ” là
- A. chiến tranh xâm lược thực dân mới tiến hành bằng quân đội Sãi Gòn là chủ yếu cùng vũ khí và trang thiết bị hiện đại của Mi.
- B. chiến tranh xâm lược thực dân mới tiến hành bằng quân Mĩ là chủ yếu và quân đội Sài Gòn cùng vũ khí và trang thiết bị hiện đại của Mĩ.
C. chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân Đồng minh và quân đội Sài Gòn cùng trang thiệt bị hiện đại của Mĩ.
- D. chiến tranh xâm lược thực dân mới tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân Đồng minh cùng trang thiết bị hiện đại của Mĩ.
- Cuộc chiến đấu chống "chiến tranh đặc biệt"
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1972
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968
Câu 26: Chính sách nào của Mỹ Diệm được thực hiện trong chiến lược chiến tranh một phía ở miền Nam?
- Thực hiện chính sách "đả thực", "bài phong", "diệt cộng"
- Phế truất Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống
- Gạt hết quân Pháp để độc chiếm miền Nam
Mở chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng", thi hành "luật 10 – 59", lê máy chém khắp miền Nam
Câu 27: Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ
- A. hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.
B. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- C. xây đựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc - Nam.
- D. hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
Câu 28: Tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại sự kiện chính trị nào đưới đây?
- A. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (4-1976).
- B. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương (9-1975).
- C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975).
D. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (7-1976).
A. Mỹ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta
- B. Dán một đòn nặng vào quân Mỹ, làm cho chúng không dám đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam
- C. Buộc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá họai miền Bắc
- D. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mỹ, buộc Mỹ phải tuyên bố "phi Mỹ hóa" chiến tranh xâm lược
- A. Từ 26-4 đến 02-5-1975
B. Từ 4-3 đến 02-5-1975
- C. Từ 4-3 đến 30-4-1975
- D. Từ 9-4 đến 30-4-1975
- A. 4 tháng với 540 cuộc hành quân
- B. 6 tháng với 450 cuộc hành quân
C. 4 tháng với 450 cuộc hành quân
- D. 7 tháng với 540 cuộc hành quân
- A. Gian Xơnxity
B. Xêđanphôn
- C. Cuộc hành quân ánh sáng sao
- D. Atơnbôrơ
Câu 33: Nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là gì?
- A. Chia cắt, từng bước đánh chiếm các cơ quan đầu não của đối phương.
B. Tập trung lực lượng, bao vây, tổ chức tiến công hợp đồng binh chủng.
- C. Từng bước xiết chặt vòng vây, kết hợp đánh tiêu diệt và đánh tiêu hao.
- D. Bao vây, đánh lấn, kết hợp tiến công quân sự với nỗi dậy của quần chúng.
Câu 34: Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 - 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân
A. tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc.
- B. thực hiện nhiệm vụ đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- C. hoàn thành cách mạng dân chủ và xã hội chủ nghĩa trong cả nước.
- D. hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước.
Câu 35: Điểm tương đồng giữa nội dung đường lối đổi mới về kinh tế ở Việt Nam (từ tháng 12/1986) và Chính sách kinh tế mới (NEP, 1921) ở nước Nga Xô viết là
- A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng: công nghiệp chế tạo máy móc, công nghiệp năng lượng,..
B. xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước.
- C. xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, kiểm soát bằng pháp luật.
- D. thay chế độ trung thu lương thực thừa bằng thuế lương thực.
Câu 36: Mở đầu cao trào "Tìm Mĩ mã đánh, tìm Ngụy mà diệt" trên khắp chiến trường miền Nam lâ ý nghĩa của chiến thắng nào?
- A. Trận Ấp Bắc (Mĩ Tho, ngày 02 - 01 - 1963).
- B. Mùa khô 1965 - 1966.
C. Trận Vạn Tường (Quảng Ngãi, ngày 18 - 8 - 19635).
- D. Mùa khô 1966 - 1967.
Câu 37: Chiến thắng Tây Nguyên có ý nghĩa
- A. quyết định nhất cho cuộc tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- B. lớn nhất trong cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
- C. quan trọng - mở ra thời kì quân ta thực hiện các cuộc Tiến công chiến lược giải phóng miền Nam.
D. chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới - tiến hành Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
Câu 38: Chủ trương, kế hoạch giải phòng miền Nam khẳng định tính đúng đắn và linh hoạt trong lãnh đạo của Đảng thể hiện ở điểm nào?
- A. Trong năm 1975 tiến công địch trên quy mô rộng lớn.
- B. Năm 1976, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
C. Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
- D. Tranh thủ thời cơ, đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hoá... giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.
Câu 39: Tác động của chương trình khai thác lần thứ hai đến kinh tế Việt Nam là:
- A. Nền kinh tế VN phát triển độc lập tự chủ.
B. Nền kinh tế VN phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp.
- C. Nền kinh tế VN lạc hậu, không phát triển.
- D. Nền kinh tế Pháp phụ thuộc vào kinh tế Việt Nam.
Câu 40: Những giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam có từ trước cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, đó là giai cấp nào?
A. Nông dân, địa chủ phong kiến.
- B. Nông dân, địa chủ phong kiến, thợ thủ công.
- C. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản dân tộc.
- D. Nông dân, địa chủ phong kiến, công nhân.
Nếu bạn muốn rèn luyện khả năng giải và làm đề môn Lịch sử 12 có đáp án thì chắc chắn không thể bỏ lỡ bộ đề thi năm 2023 được Giaibaitapsgk tổng hợp chi tiết.
Đừng quên theo dõi website Giaibaitapsgk để cập nhật thêm nhiều kiến thức, tài liệu hữu ích khác. Bên cạnh tài liệu học tốt chúng tôi còn thường xuyên cập nhật đề kiểm tra, đề thi năm học 2023 - 2024 để các em có thể kiểm tra khả năng làm đề của mình. Đồng thời cũng nhanh chóng tìm ra được lỗ hổng kiến thức cần bổ sung và chuẩn bị sẵn sàng cho những kì thi sắp tới.