Trắc nghiệm phần một chương II: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918 (có đáp án)
Loạt câu hỏi trắc nghiệm 11 được Giaibaitapsgk biên soạn theo nội dung của từng bài học. Dựa vào đó các em học sinh có thể nhanh chóng tham khảo và ôn tập lại kiến thức trong lúc làm đề. Hơn nữa, bộ đề trắc nghiệm cũng được sắp xếp theo từng bài học nên việc tra cứu và đối chiếu đáp án cũng vô cùng đơn giản.
Nhằm củng cố lại kiến thức cho các bạn học sinh một cách hiệu quả nhất. Giabaitapsgk đã soạn thảo và sưu tập bộ câu hỏi trắc nghiệm phần ba chương III phong trào công nhân sgk lịch sử 10. Trong bộ câu hỏi trắc nghiệm này có đa dạng câu hỏi trắc nghiệm theo nhiều mức độ khác nhau từ dễ, trung bình và khó. Hi vọng giúp các bạn ôn tập kiến thức tốt nhất.
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Sự kiện lịch sử thế giới nổi bật vào năm 1914 là
A.Hội nghị Vescxai được khai mạc tại Pháp
B.Hội nghị Oasinhtơn được tổ chức tại Mĩ
C.Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ
D.Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ
Câu 2. Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A.Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản
B.Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao
C.Hệ thống thuộc địa không đồng đều
D.Tiềm lực quân sự của các nước tư bản phương Tây
Câu 3: Vì sao đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có sự xuất hiện của các đế quốc “già” và đế quốc “trẻ”?
A. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước tư bản chủ nghĩa
B. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản
C. Sự tranh chấp thị trường và thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa
D. Tất cả các lí do trên
Câu 4: Đặc điểm nổi bật của để quốc “già” là:
A. Phát triển từ lâu đời
B. Có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh
C. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn
D. Có khả năng tích lũy tư bản cao
Câu 5. Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX chủ yếu vì
A.Vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới
B.Vấn đề thuộc địa
C.Chiến lược phát triển kinh tế
D.Mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại
Câu 6: Đế quốc nào được mệnh danh là kẻ “con hổ đói đến bàn việc muộn”?
A. Đế quốc Mĩ B. Đế quốc Đức
C. Đế quốc Nhật Bản D. Đế quốc Anh
Câu 7. Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng?
A.Sự hình thành các khối,các liên minh chính trị
B.Sự hình thành các khối, các liên minh kinh tế
C.Sự hình thành các khối, các liên minh quân sự
D.Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước
Câu 8. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?
A.Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội
B.Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
C.Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân
D.Thái tử Áo – Hung bị một người yêu nước Xécbi ám sát
Câu 9. Đức sử dụng chiến lược nào trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A.Đánh nhanh thắng nhanh/đánh chớp nhoáng
B.Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán
C.Tiến công thẳng vào các đối thủ thuộc phe Hiệp ước
D.Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng
Câu 10. Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức tập trung phần lớn binh lực ở mặt trận phía Tây để:
A.Dự định nhanh chóng đánh bại Ba Lan, rồi quay sang tấn công Nga
B.Dự định nhanh chóng đánh bại Pháp, rồi quay sang tấn công Nga
C.Dự định nhanh chóng đánh bại Anh, rồi quay sang tấn công Nga
D.Dự định nhanh chóng đánh bại Bỉ, rồi quay sang tấn công Nga
Câu 11. Sự kiện nào đánh dấu kết thúc giai đoạn 1 của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A.Chiến dịch tấn công Vécđoong của Đức thất bại ( 12 – 1916)
B.Pháp phản công và giành thắng lợi trên song Máchủ nghĩaơ ( 9 – 1914)
C.Sau cuộc tấn công Nga quyết liệ của quân Đức – Áo – Hung (1915)
D.Cả hai bên đưa vào cuộc chiến những phương tiện chiến tranh mới như xe tăng, máy bay trinh sát, ném bom (1915)…
Câu 12. Mĩ giữ thái độ “trung lập” trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh hế giới thứ nhất vì
A.Muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe
B.Chưa đủ tiềm lực để tham chiến
C.Không muốn “hi sinh” một cách vô ích
D.Sợ quân Đức tấn công
Câu 13. Trong quá trình chiến tranh thế giới thứ nhất, thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô Viết đánh dấu:
A. bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
B. thắng lợi toàn diện của CNXH.
C. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
D. thất bại hoàn toàn của phe Liên minh.
Câu 14: Mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức dự định đánh bại nước nào một cách chớp nhoáng?
A. Nước Nga B. Nước Pháp
C. Nước Bỉ D. Nước Anh
Câu 15. Đến năm 1917, yếu tố nào tác động để Mĩ quyết định đứng về phe Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A.Có đủ khả năng chi phối Hiệp ước
B.Các nước Đức – Áo – Hung đã suy yếu
C.Phong trào cách mạng ở các nước dâng cao
D.Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ phát triển mạnh
Câu 16: Tháng 2/1917, Lê Nin và Đảng Bôn –sê –vích ở Nga nêu khẩu hiệu gì?
A. “Biến chiến tranh đế quốc thành phong trào cách mạng”
B. “Biến chiến tranh đế quốc cách mạng vô sản”
C. “ Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”.
D. “Biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh giải phóng dân tộc”.
Câu 17. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918 ), mang tính chất
A. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh.
B. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.
C. chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa
D. chính nghĩa về các nước thuộc địa.
Câu 18. Mĩ chính thức tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất bằng việc làm nào?
A.Kí Hiệp ước liên minh với Đức
B.Tuyên chiến với Pháp
C.Tuyên chiến với Đức
D.Tuyên chiến với Anh
Câu 19: Năm 1917, Đức đã sử dụng loại hình chiến tranh nào đã gây cho Anh nhiều thiệt hại?
A. Chiến tranh hạt nhân
B. Chiến tranh tàu ngầm
C. Chiến tranh tổng lực
D. Tất cả các loại hình chiến tranh trên
Câu 20. Nội dung nào chi phối giai đoạn 2 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A.Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga
B.Đức dồn lực lượng, quay lại đánh Nga và loại Italia ra khỏi vòng chiến
C.Tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do trên biển, tấn công phe Hiệp ước
D.Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham chiến và đứng về phe Hiệp ước
Câu 21: Nhờ đâu Pháp và Anh quay lại phản công Đức trên khắp các mặt trận?
A. Mĩ đã trực tiếp tham chiến ở Châu Âu và trở thành người đứng đầu phe Hiệp ước
B. Mĩ đã liên tiếp đánh bại quân đội Đức
C. Các nước đồng minh của Đức bị tấn công liên tiếp phải đầu hàng.
D. Mĩ trực tiếp viện trợ cho Anh, Pháp cả về sức người và sức của.
Câu 22. Sự kiện ngày 03/03/1918 đánh dấu nước nào rút khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất
A. Đức. B. Anh.
C. Nga. D. Liên Xô.
Câu 23. Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến lớn của cục diện chính trị thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A.Chính phủ mới được thành lập ở Đức
B.Cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở Đức
C.Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện
D.Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và Nhà nước Xô viết được thành lập
Câu 24. Từ cuối năm 1916, Đức, Áo-Hung
A. từ thế chủ động chuyển sang phòng ngự.
B. từ thế phòng ngự chuyển sang chủ động.
C. từ thế bị động chuyển sang phản công.
D. hoàn toàn giành thắng ở châu Âu.
Câu 25. Trong chiến thế giới thứ nhất(1914 - 1918 ), nước nào được hưởng lợi nhiều nhất nhờ buôn bán vũ khí ?
A. Anh. B. Pháp.
C. Mĩ. D. Nga.
Câu 26. Ngày 1/8/1914 Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3/8/1914
A. Đức tuyên chiến với Anh.
B. Anh tuyên chiến với Đức.
C. Mĩ tuyên chiến với Đức.
D. Đức tuyên chiến với Pháp
Câu 27: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc vào thời gian nào?
A. 1/11/1918 B. 6/11/1918
C. 11/11/1918 D. 15/11/1918
Đáp án tham khảo
Nếu bạn muốn rèn luyện khả năng giải và làm đề môn 11 có đáp án thì chắc chắn không thể bỏ lỡ bộ đề thi năm 2023 được Giaibaitapsgk tổng hợp chi tiết.
Đừng quên theo dõi website Giaibaitapsgk để cập nhật thêm nhiều kiến thức, tài liệu hữu ích khác. Bên cạnh tài liệu học tốt chúng tôi còn thường xuyên cập nhật đề kiểm tra, đề thi năm học 2023 - 2024 để các em có thể kiểm tra khả năng làm đề của mình. Đồng thời cũng nhanh chóng tìm ra được lỗ hổng kiến thức cần bổ sung và chuẩn bị sẵn sàng cho những kì thi sắp tới.