Wave

Trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều bài 7 Một số nền văn minh phương Tây

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều bài 7 Một số nền văn minh phương Tây. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Người La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?

  • A. Chữ Hán.
  • B. Chữ hình nêm.
  • C. Chữ Phạn.
  • D. Chữ La-tinh.

Câu 2: Những thành tựu khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp - La Mã cổ đại có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Là nguồn gốc của những thành tựu khoa học kĩ - thuật phương Đông cổ đại. 
  • B. Đưa loài người bước vào kỉ nguyên công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 
  • C. Đặt nền tảng cho sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thế giới giai đoạn sau. 
  • D. Là một trong những cơ sở dẫn tới sự ra đời của văn minh phương Tây cổ đại. 

Câu 3: Tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã thời kì cổ đại (từ đầu thế kỉ IV) là

  • A. Phật giáo.
  • B. Cơ Đốc giáo.
  • C. Hồi giáo.
  • D. Hin-đu giáo.

Câu 4: Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?

  • A. Anh.
  • B. I-ta-li-a.
  • C. Tây Ban Nha.
  • D. Pháp.

Câu 5: Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?

  • A. Uy-li-am Sếch-xpia.
  • B. Đan-tê A-li-ghê-ri.
  • C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
  • D. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.
Câu 6: Nhà Thiên văn học nào sau đây đã chứng minh Mặt Trời chỉ là trung tâm của Thái dương hệ và tồn tại trong vũ trụ vô tận?
  • A. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.
  • B. Ga-li-lê-ô Ga-li-lê.
  • C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
  • D. Gioóc-đan-nô Bru-nô.
Câu 7: Một trong những học giả tiêu biểu của triết học duy vật thời kì Phục hưng ở Tây Âu là 
  • A. Phran-xít Bê-cơn. 
  • B. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc. 
  • C. Mi-ken-lăng-giơ. 
  • D. Đan-tê A-li-ghê-ri. 
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng?
  • A. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc.
  • B. Mở đường cho sự phát triển của văn minh Tây Âu trong những thế kỉ kế tiếp.
  • C. Là cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.
  • D. Góp phần củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Cơ Đốc giáo.
Câu 9:  Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại là
  • A. địa chủ và nông dân.
  • B. lãnh chúa và nông nô.
  • C. chủ nô và nô lệ.
  • D. quý tộc và nô tỳ.
Câu 10: Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) ở Tây Âu ra đời trong bối cảnh nào sau đây?
  • A. Tầng lớp tư sản Tây Âu tiến hành cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.
  • B. Giáo hội Hin-đu giáo lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở các nước Tây Âu.
  • C. Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại được chính quyền đề cao.
  • D. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.
Câu 11: Hai bộ sử thi nào sau đây đã đặt nền móng cho văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại?
  • A. I-li-át và Ô-đi-xê.
  • B. A-chi-lút và Xô-phô-clơ.
  • C. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
  • D. Vua Ơ-đíp và Những phụ nữ thành Tơ-roa.
Câu 12: Người La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?
  • A. Chữ Hán.
  • B. Chữ hình nêm.
  • C. Chữ Phạn.
  • D. Chữ La-tinh.

Câu 13: Nhà nước ở Hy Lạp thời cổ đại được tổ chức theo hình thức nào sau đây?

  • A. Thành bang.
  • B. Đế chế.
  • C. Thành thị.
  • D. Đế quốc.

Câu 14: Những ngành kinh tế chủ đạo của người Hy Lạp - La Mã cổ đại là

  • A. nông nghiệp và thủ công nghiệp.
  • B. công nghiệp và thương nghiệp.
  • C. thương nghiệp và nông nghiệp.
  • D. thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 15: Những thành tựu khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp - La Mã cổ đại có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Là nguồn gốc của những thành tựu khoa học kĩ - thuật phương Đông cổ đại.
  • B. Đưa loài người bước vào kỉ nguyên công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
  • C. Đặt nền tảng cho sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thế giới giai đoạn sau.
  • D. Là một trong những cơ sở dẫn tới sự ra đời của văn minh phương Tây cổ đại.

Câu 16: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Hy Lạp - La Mã cổ đại?

  • A. Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ ven sông.
  • B. Có bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh với các hải cảng.
  • C. Địa hình bằng phẳng, thuận lợi phát triển giao thông.
  • D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa quanh năm.
 

Câu 17: Bộ luật Hammurabi nổi tiếng là của quốc gia cổ đại nào?

  • A. Lưỡng Hà
  • B. Cổ Babilon
  • C. Assyria
  • D. Tân Babilon

Câu 18:  Trong số các quốc gia cổ đại sau, quốc gia nào có công phát minh ra chữ số không ?

  • A. Ấn Độ
  • B. La Mã
  • C Ai cập
  • D. Lưỡng Hà

Câu 19:  Đế chế Byzantium còn được gọi là:

  • A. Đế quốc Đông La Mã
  • B. Đế quốc La Mã thần thánh
  • C. Đế chế La Mã phương Tây
  • D. Cả 3 câu đều đúng

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng?

  • A. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc.
  • B. Mở đường cho sự phát triển của văn minh Tây Âu trong những thế kỉ kế tiếp.
  • C. Là cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.
  • D. Góp phần củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Cơ Đốc giáo.