Wave

Soạn bài Dục Thúy Sơn

Dưới đây là bộ tài liệu hướng dẫn soạn, giải bài tập lop 10 Chân Trời Sáng Tạo chi tiết theo bài. Mỗi bài soạn đều theo sát chương trình học trên lớp của các em học sinh nên việc tra cứu, tìm kiếm thông tin cũng tương đối đơn giản nhanh chóng. Cùng với đó là phần tài liệu ôn tập cuối học kì kèm phiếu nhận xét môn Văn 10 giúp các em học sinh hệ thống, củng cố kiến thức nhanh chóng, từ đó sẵn sàng cho những kì thi lớn sắp tới.

Soạn bài Dục Thúy Sơn - sách Chân trời sáng tạo ngữ văn 10 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học

HƯỚNG DẪN ĐỌC

Câu 1. Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ.

Trả lời:

- Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp diễm lệ, như non tiên.

- Cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ:

+ Sử dụng phép đối: Dễ thấy ở đây là sự đối lập giữa phù và trụy (nổi và rơi). Vẻ đẹp ở đây được cảm nhận theo chiều thẳng đứng.

+ Cụ thể là phép đối tẩu mã (lời thơ cũng như ý của câu dưới là do câu trên trượt xuống, không thể đứng một mình). Ở đây, tác giả đã miêu tả cảnh hoa sen nổi trên mặt nước, từ đó tiếp tục phát triển nội dung, cho đó là tiên cảnh giữa chốn nhân gian. 

Câu 2. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh "trâm thanh ngọc", "kính thúy hoàn" có tác dụng biểu cảm ra sao?

Trả lời:

Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong hai câu luận. (So sánh bóng tháp như chiếc trâm ngọc xanh, ánh sáng của sông nước phản chiếu ngọn núi như đang soi mái tóc biếc). Sử dụng các biện pháp này giúp tăng thêm sự liên tưởng cho cảnh vật, từ đó gửi gắm thông điệp về vẻ đẹp của núi Dục Thúy.

Câu 3. Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ đi từ sự cảm nhận về vẻ đẹp núi Dục Thúy đến sự chạnh nhớ đến quan Trương Thiếu bảo.

- Tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo vì Trương Thiếu bảo đã từng đến núi Dục Thúy và có bài kí được khắc trên tháp ở đây.

- Việc tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, đồng thời cho thấy suy nghĩ của Nguyễn Trãi về sự chảy trôi của thời gian.

Câu 4. Hình ảnh nào trong bài thơ để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất?

Trả lời:

Hình ảnh trong bài thơ để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh hoa sen nổi trên mặt nước. Tôi ấn tượng sâu sắc nhất hình ảnh này vì một cảnh tượng tưởng chừng nhưng chẳng có gì đặc biệt lại được miêu tả, cho thấy sự rung động trước cái đẹp trong tâm hồn tác giả

Bên cạnh hướng dẫn soạn văn lớp 10 Chân Trời Sáng Tạo các em cũng có thể tham khảo Văn mẫu lớp 10 Chân Trời Sáng Tạo của chúng tôi. Bộ tài liệu giúp các em hoàn thiện khả năng viết văn đoạn văn và trau dồi thêm vốn từ.

Hy vọng bộ hướng dẫn soạn Văn 10 Chân Trời Sáng Tạo đã giúp các em hoàn thành tốt chương trình học, vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo chất lượng. Đừng quên dành thời gian theo dõi website Giaibaitapsgk của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị, hữu ích khác. Chúc các em học tập tốt!