Wave

Giải SBT Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Mỗi bài giải đều được chúng tôi trình bày chi tiết theo sát các phần chính trong một bài học 10 Kết Nối Tri Thức. Tham khảo tài liệu các em có thể hoàn thành tốt phần chuẩn bị bài mới, cũng như hoàn thành bài tập về nhà của mình. Tài liệu giải 10 của Giaibaitapsgk được trình bày vô cùng sinh động với nhiều hình ảnh minh họa và tình huống minh họa gắn liền với thực tế.

Hướng dẫn giải bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống trang 11 SBT lịch sử 10 kết nối tri thức. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

BÀI TẬP 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 4 dưới đây.

Câu 1. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?

A. Cung cấp những tri thức về sự phát triển của sinh giới.

B. Cung cấp những thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn của gia đình, dân tộc, nhân loại,...

C. Góp phần lưu truyền, tạo nên yếu tố cốt lõi của ý thức dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc.

D. Hiểu quá khứ để lí giải những vấn đề xảy ra trong hiện tại và dự đoán tương lai.

Câu 2. Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì?

“Sử đề ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau".

(Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr. 101)

“Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)

A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.

B. Người Việt Nam cần phải hiểu biết về lịch sử Việt Nam.

C. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.

D. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình.

Câu 3. Ý nào sau đây không phản ánh đúng lý do cần phải học tập lịch sử suốt đời?

A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.

B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.

C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẳn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.

D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.

Câu 4. Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?

A. Học trên lớp.

B. Xem phim tải liệu, lịch sử.

C. Tham quan, điền dã.

D. Học trong phòng thí nghiệm.


Chọn đáp án đúng

1. A. Cung cấp những tri thức về sự phát triển của sinh giới.

2. C. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.

3. A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.

4. D. Học trong phòng thí nghiệm.

BÀI TẬP 2: Khai thác những hình ảnh, nội dung sau đây và suy luận về ý nghĩa của từng vấn đề lịch sử được đề cập 

TT

Dữ liệu lịch sử

Suy luận về ý nghĩa

1

 

 

Một bức vẽ trên vách hang (Ở Bun-ga-ri) có niên đại khoảng 8 000 đến 4 000 năm trước, mô tả cảnh săn bắn của người nguyên thuỷ.

 

Giúp được người đời sau biết được phần nào về đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thuỷ (biết săn bắn những con thú có trong tự nhiên để phục vụ cuộc sống, biết đến nghệ thuật – vẽ tranh,…)

2

 

 

Hình ảnh cây cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội, được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1898, khánh thành năm 1902.

 

?

3

 

 

Trang đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố trong ngày 02/09/1945.

?

4

 

 

 

Bộ Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sỹ Liên và các sứ thần nhà Lê biên soạn, được khắc in năm 1697, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2897 TCM đến năm 1675 đời vua Lê Gia Thông nhà Lê.

 

?

5

 

 

Một trong những bỗ sách về lịch sử Việt Nam được các nhà sử học biên soạn và xuất bản vào những năm đầu thế kỷ XXI, đề cập đến những vấn đề nổi bật của lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến những tập kỷ đầu thế kỷ XXI.

 

?


2.

- Cầu Long Biên mang trong mình rất nhiều ý nghĩa vĩ đại. Cầu Long Biên đã nối liền hai bờ, có nhiệm vụ quan trọng giúp người dân qua sông dễ dàng. Bên cạnh đó cầu còn là chỗ dựa vững chắc để vận chuyển cho tiền tuyến. Cầu là con đường cho nhiều đoàn xe vận chuyển vũ khí và lương thực phục vụ cho chiến tranh.

- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cầu bị bom đạn ném bom phá hỏng nhiều nhịp cầu lẫn trụ lớn. Tuy thế cầu vẫn được tiếp tục được sửa chữa đi vào hoạt động. Đến ngày hôm nay, cây cầu còn hiên ngang nhờ vào sự đoàn kết, đồng lòng của những người dân Việt Nam yêu nước. Cầu chính là biểu tượng kiên cường, hiên ngang của người dân Hà Nội trước bom đạn kẻ thù.

- Hơn một thế kỷ đã qua, cây cầu vẫn là biểu tượng của những giá trị hào hùng và bi tráng trong quá khứ. Lịch sử oai hùng của thủ đô vẫn lắng đọng trên từng nhịp cầu.

- Cầu vừa mang tính biểu tượng sâu sắc, là gạch nối giữa quá khứ và hiện tại của dân tộc.

3.

- Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 đánh dấu mốc trọng đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; chấm dứt ách thống trị của thế lực xâm lược từ phương Tây (thực dân Pháp) trong 87 năm (1858-1945); sự chiếm đóng của phát xít Nhật (từ Đông Bắc Á) trong 5 năm (1940-1945). Đồng thời, Tuyên ngôn Độc lập cũng đánh dấu sự kết thúc của chế độ phong kiến quân chủ  ở Việt Nam.

- Bản Tuyên ngôn Độc lập khẳng định quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của nhân dân Việt Nam được hưởng tự do, độc lập mà tự mình giành lại. Chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

- Tuyên ngôn Độc lập khẳng định ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi và đồng thời là triết lý nhân sinh vĩnh hằng của dân tộc Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hiện, khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

- Tuyên ngôn Độc lập là sản phẩm của sự kết hợp các giá trị của truyền thống anh hùng, bất khuất và ý chí độc lập dân tộc của Việt Nam với sứ mệnh cao cả của giai cấp vô sản được đề cập trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (năm 1848). Nó thể hiện rõ nét cách mạng Việt Nam là một bộ phận hữu cơ của cách mạng thế giới và giai cấp vô sản Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của giai cấp vô sản thế giới có sứ mệnh lịch sử cao cả và vĩ đại là giải phóng dân tộc và nhân loại.

4.

Việc phát hiện ra Đại Việt sử ký toàn thư bản Nội các quan bản với tư cách là bản in đầu tiên của bộ quốc sử với niên đại Chính Hoà là một sự kiện lớn của giới sử học Việt Nam trong những năm 80 của thế kỷ 20. Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn, trong lời giới thiệu nhân lần xuất bản đầu tiên bản dịch Nội các quan bản, dứt khoát:

"Đối với thời kỳ lừng danh như thời Đại Việt, nó là cả một bản anh hùng ca, cái gì có liên  quan đến nó, dẫu là một câu, một dòng chữ  tự  tay nhân vật đã sống hoặc đã chứng kiến những giờ phút huy hoàng viết ra, mà ta đọc hay được nghe, đều là tiếng nói thân thiết từ  ngàn xưa vọng lại, làm rung động tâm hồn của chúng ta biết bao.

Cho nên, việc đáng mừng là chúng ta đã tìm lại được bản in xưa nhất của bộ "Đại Việt sử ký toàn thư". Đó là bản in theo ván khắc năm Chính Hoà thứ 18, tức năm 1697, mà trước đây tưởng như  không  hy vọng tìm thấy. Còn những bản in chúng ta vẫn thường dùng đúng là  những bản in sau đó, vào thời Nguyễn" - Nguyễn Khánh Toàn.

5. 

Bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập, gần 10 ngàn trang được in ấn trang trọng. Đây là bộ thông sử lớn nhất từ trước đến nay, có giá trị cao về học thuật, thực tiễn và xã hội, trình bày đầy đủ, toàn diện, hệ thống và sâu sắc về đất nước con người, về truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước rất đỗi oai hùng và nền văn hóa hết sức phong phú, đặc sắc của dân tộc Việt Nam từ khởi thủy đến nay.

 

BÀI TẬP 3. Hãy tìm hiểu về truyền thống ngôi trường em đang học tập theo gợi ý sau:

— Trường em được thành lập từ bao giờ?

— Một số truyền thống tốt đẹp của trường em trên các mặt, ví dụ: về phong trào dạy tốt — học tốt, về văn nghệ, thể thao, về phong trào thiện nguyện — kết nối với cộng đồng,...

— Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em khi biết được những thông tin đó.


Xây dựng một bài giới thiệu (bài viết kèm theo hình ảnh hoặc dưới dạng đồ hoạ  - infographic cho sinh động) theo gợi ý trong đề bài.

BÀI TẬP 4: Hãy chia sẻ những hình thức học tập và tìm hiểu lịch sử mà em đã được trải nghiệm hoặc em biết. Hình thức nào giúp em có hứng thú và đạt hiệu quả học tập cao nhất? Vì sao?


Một số hình thức học lịch sử

- Học Lịch sử thông qua sơ đồ tư duy.

- Học lịch sử thông qua cách trình bày Infographic (kết hợp thông tin kiến thức với hình ảnh minh họa trực quan, sinh động). 

- Tìm hiểu lịch sử thông qua:

+ Phim ảnh đề tài về lịch sử. ví dụ: seri phim hoạt hình lịch sử “Hào khí ngàn năm”.

+ Văn học. Ví dụ: tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” của nhà văn Phùng Quán; tiểu thuyết “Hoàng Lê nhất thống chí”; các câu đó/ ca dao/ dân ca; truyện tranh…

+ Âm nhạc. Ví dụ: bài hát “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân; “Giải phóng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận….

+ Phim tài liệu.

- Học lịch sử thông qua việc tham quan/ trải nghiệm thực tiễn. Ví dụ: tham quan địa đạo Củ Chi; Thành cổ Quảng Trị; Hoàng thành Thăng Long; Kinh đô Huế…

BÀI TẬP 5: Liên hệ và cho biết một số truyền thống tốt đẹp được hình thành trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Các truyền thống đó được phát huy như thế nào trong bối cảnh đại dịch Covid-19?


Em liên hệ, nêu một số truyền thống tốt đẹp được hình thành trong lịch sử của dân tộc Việt Nam (yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái, sống trung thực, có trách nhiệm... ). Nêu một số ví dụ, dẫn chứng cụ thể chứng tỏ các truyền thống tốt đẹp của dân tộc được phát huy trong bối cảnh đại dịch Covid 19.

Tham khảo thêm nhiều tài liệu học tốt 10 được Trang tài liệu tuyển chọn và gợi ý qua bài viết dưới đây. Hi vọng, có thể giúp các em học và giải tốt phần bài tập 10.

Đừng quên theo dõi website Giaibaitapsgk để cập nhật thêm nhiều tài liệu học tốt, cách giải 10 Kết Nối Tri Thức hữu ích khác. Đây sẽ là bảo bối hữu dụng giúp các em học sinh chuẩn bị vững vàng cho những kì thi sắp tới. Chúc các em học tập tốt!

Bài viết liên quan