Wave

Giải bài 1 Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Với giải bài tập bài #baiso #baiten sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 10 Bài #baiso

Giải bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Sách giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Hợp tác xử lí ô nhiễm dioxin ở Việt Nam là một trong những nỗ lực chung giữa Việt Nam và Hoa Kì. Em hãy cho biết:

  • Chất dioxin thuộc loại vũ khí nào? Tên gọi khác là gì?
  • Ngoài việc hủy hoại môi trường, chất dioxin còn gây ra những hậu quả gì sau chiến tranh ở Việt Nam. 

Câu trả lời:

  • Chất dioxin thuộc loại vũ khí hóa học, tên gọi khác là chất độc da cam.
  • Ngoài việc hủy hoại môi trường, chất dioxin còn gây ra những hậu quả khác sau chiến tranh ở Việt Nam: 
    • Vô số nạn nhân phải chết vì độc, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo, chất độc da cam/dioxin có thể gây tổn thương đa dạng và phức tạp trên tất cả các bộ máy sinh lý của cơ thể, gây ung thư da, gan, tuyến giáp, đái tháo đường, nội tiết, thần kinh...
    • Gây đột biến gen và nhiễm sắc thể, từ đó gây nên các dị tật bẩm sinh, các tai biến sinh sản.
    • Các bệnh phổ biến ở con, cháu là nạn nhân chất độc da cam thường là liệt hoàn toàn hay một phần cơ thể, mù, câm, điếc... nó đã làm cho nhiều cặp vợ chồng không được làm cha, làm mẹ và ngược lại có hàng triệu cặp vợ chồng sinh từ 2 - 6, 7 người con đều bị dị dạng, tật nguyền, vô thức hoặc chết dần, chết mòn. Có thể di truyền qua nhiều thế hệ và ở Việt Nam di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 4.

I. PHÒNG, TRÁNH BOM, MÌN, ĐẠN, VŨ KHÍ HÓA HỌC, VŨ KHÍ SINH HỌC VÀ VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO

1. Tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao

Khám phá 1: Theo em, bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao có tác hại như thế nào?

Câu trả lời:

Theo em, tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao:

  • Bom: có sức công phá lớn, hủy diệt sự sống, gây thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản. 
  • Mìn: tiêu diệt sinh lực địch, phá hoại công trình, phương tiện và dùng làm vật ngăn chặn cơ động của đối phương. Hủy diệt môi trường sống và để lại di chứng nặng nề. 
  • Đạn: phá hủy phương tiện, vũ khí trang bị của đối phương; khả năng còn sót lại của đạn rất lớn, gây khó khăn trong dò tìm, phát hiện, xử lí.
  • Vũ khí hóa học: gây cho đối phương tổn thất lớn về sinh lực, phương tiện kĩ thuật, cơ sở kinh tế, quốc phòng, môi trường sinh thái; có tác động lớn về không gian, thời gian, gây khó khăn, phức tạp trong phòng chống và khắc phục hậu quả.
  • Vũ khí sinh học: gây tổn thất cho người, động vật, thực vật và môi trường của đối phương; phạm vi sát thương lớn, thời gian tác hại dài, khó phát hiện, phòng chống và khắc phục hiệu quả.
  • Vũ khí công nghệ cao: uy lực sát thương lớn gấp từ hạng chục đến hàng trăm lần so với vũ khí thông thường. 

2. Một số biện pháp phòng tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao

Khám phá 2: Theo em, học sinh cần làm gì để phòng tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao?

Câu trả lời:

Theo em, những việc học sinh cần làm để phòng tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao:

  • Tích cực tham gia các hoạt đông tuyên truyền, giáo dục do nhà trường, khu dân cư tổ chức về tác hại của bom, mìn, đạn vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao.
  • Nâng cao ý thức và chủ động phòng tránh nguy cơ tiềm ẩn do chúng gây ra. 
  • Tích cực, chủ động tìm hiểu thực trạng và hậu quả do bom, mìn, đạn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam gây ra.
  • Không tự ý đào, bới bom, mìn, đạn và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh. 
  • Hạn chế đến những nơi nghi bị nhiễm chất độc hại trong chiến tranh.
  • Thận trọng khi sử dụng lương thực, thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt ở những nơi này. 

Luyện tập 1

1. Em cần làm gì khi thấy biển cảnh báo khu vực nguy hiểm có bom, mìn, đạn?

2. Tình cờ, bạn Bình đi đánh cá phát hiện một quả bom nằm gần bờ sông. Nếu em là Bình, em sẽ xử lí như thế nào?

Câu trả lời:

1. Khi thấy biển cảnh báo khu vực nguy hiểm có bom, mìn, đạn, em cần: 

  • Không lại gần, bình tĩnh, phải để yên, không nên va chạm vào nó (vì có những loại rất nhạy nổ) và báo cho cơ quan chức năng để xử lí.
  • Cảnh báo cho nhiều người biết để tránh nguy hiểm.

2. Nếu em là Bình, em sẽ: tránh ra xa, bình tĩnh và báo cho cơ quan chức năng để xử lí.

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng An Ninh 10 sách Cánh Diều. Bộ tài liệu được chúng tôi biên soạn theo từng tuần học tương ứng. Sử dụng bộ tài liệu các em có thể nhanh chóng ôn tập kiến thức đã học trong tuần.

Hi vọng với những gợi ý chi tiết và đầy đủ trên có thể giúp các em có một cách nhìn bao quát và đầy đủ hơn về bài học #baiten. Từ đó, giúp các em học tập và chinh phục thành tích cao nhất trong môn học....