Giải bài 1 Giới thiệu về trồng trọt
Giải Chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 bài #baiso #baiten Công nghệ trồng trọt 10 chương trình học sgk Kết nối tri thức. Hi vọng, với những giải đáp chi tiết cho từng phần bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa tốt nhất.
Giải bài 1: Giới thiệu về trồng trọt - Sách công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
MỞ ĐẦU
Trồng trọt ở Việt Nam có vai trò và triển vọng gì trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0? Ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt nhằm mục đích gì? Những công nghệ nào đang được áp dụng trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới?
Câu trả lời:
Vai trò của trồng trọt:
- Đảm bảo an ninh lương thực
- Thúc đẩy sự phát triển của chăn nuôi và công nghiệp
- Tham gia vào xuất khẩu
- Tạo việc làm cho người lao động
Triển vọng của trồng trọt: Phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu và hướng tới nền nông nghiệp 4.0.
Mục đích của ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt: tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, làm giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, đáo ứng nhu cầu thị trường.
Những công nghệ đang được áp dụng trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới là: công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới tự động, công nghệ tự động hóa, công nghệ thủy canh,...
I. VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA TRỒNG TRỌT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1. Vai trò
a. Đảm bảo an ninh lương thực
Khám phá 1: Quan sát và nêu vai trò của các sản phẩm trồng trọt trong Hình 1.1.
Câu trả lời:
Vai trò của các sản phẩm trồng trọt:
- Gạo: là nguồn lương thực chính của con người, cung cấp năng lượng cho cơ thể
- Ngô: là cây lương thực của con người, làm thức ăn cho chăn nuôi
- Lúa mì: dùng để làm bánh mỳ, mì sợi, bánh kẹo, lên men để sản xuất bia, bã lúa mì được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi
- Khoai tây: cung cấp lương thực cho con người, là thức ăn cho động vật và nguyên liệu sản xuất tinh bột
- Sắn: chế biến bột ngọt, thực phẩm, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, hồ vải, si rô, nước giải khát, phụ gia dược phẩm,...
- Khoai lang: là loại thực phẩm truyền thống giàu chất dinh dưỡng, cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất...
Kết nối năng lực 1: Theo em, các quốc gia cần phải làm gì để đảm bảo an ninh lương thực?
Câu trả lời:
- Đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất lương thực, gắn với thị trường;
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất lương thực;
- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến lương thực;
- Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất lương thực, đổi mới cơ chế chính sách đảm bảo an ninh lương thực quốc gia;
- Phát triển hệ thống lưu thông, tăng khả năng tiếp cận lương thực, thực phẩm cho người dân ở mọi lúc, mọi nơi;
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh lương thực.
b. Thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp
Khám phá 2: Hãy kể tên những sản phẩm trồng trọt được sử dụng trong chăn nuôi và trong công nghiệp mà em biết.
Câu trả lời:
- Lúa mì:
- Trong chăn nuôi: bã lúa mì được sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi
- Trong công nghiệp: sản xuất các loại bánh mì; mì sợi, bánh, kẹo,...cũng như được lên men để sản xuất bia
- Ngô:
- Trong chăn nuôi: làm thức ăn tinh cho gia súc, gia cầm
- Trong công nghiệp: làm rượu ngô, sản xuất ethanol để chế biến xăng sinh học
c. Tham gia vào xuất khẩu
Kết nối năng lực 2: Sử dụng Internet, sách, báo... để tìm hiểu về giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây.
Câu trả lời:
Việt Nam là một nước có thế mạnh về nông nghiệp, có nhiều sản phẩm trồng trọt tham gia xuất khẩu, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước (Hình 1.2)
Trong đó, năm 2020, trong số các mặt hàng nông sản chủ lực có gạo, cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
2. Triển vọng
a. Phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu
Khám phá 3: Hãy nêu một số lợi ích của công nghệ cao trong trồng trọt. Cho ví dụ minh họa.
Câu trả lời:
Một số lợi ích:
Giúp trồng trọt tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.
- Làm giảm sự lệ thuộc vào thời tiết nên giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, đảm ứng nhu cầu thị trường về chủng loại, chất lượng nông sản.
Ví dụ: Ở vùng đồi núi, diện tích vườn cây ăn trái rộng, ô không đều, độ dốc lớn, việc phun thuốc nhân tạo không thuận tiện đi lại, khó phun thuốc cao và hiệu quả thấp. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ không người lái vào lĩnh vực nông nghiệp đã giúp người nông dân có thể dễ dàng phun thuốc trừ sâu. v..v
Tham khảo Chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 của chúng tôi sẽ giúp các em nhanh chóng tổng hợp, ghi nhớ kiến thức quan trọng. Từ đó, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi sắp tới cũng như ứng dụng một cách linh hoạt vào các tình huống thực tế trong cuộc sống hàng ngày.
Đội ngũ giáo viên của Giaibaitapsgk tin rằng hướng dẫn Chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 Kết Nối Tri Thức đều giúp các em rút ngắn thời gian học tập. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tài liệu học tốt các môn học khác trong chương trình lớp 10 siêu hữu ích.